05:11 ICT Thứ sáu, 29/03/2024

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 32

Máy chủ tìm kiếm : 3

Khách viếng thăm : 29


Hôm nayHôm nay : 2418

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 257049

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 13585963

Tổng cục thủy lợi
Trang thông tin điện tử tỉnh Quảng Trị
Chinh phu

Trang nhất » Thông tin tổng hợp » Tin tức sự kiện » sự kiện trong ngày

Hạn hán khốc liệt, Quảng Trị phải xả hồ chứa nước cứu... sông

Thứ hai - 20/07/2020 08:19
Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Quảng Trị Hồ Xuân Hòe cho biết, hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn tiếp tục xảy ra trên địa bàn tỉnh. Khô hạn ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống, sản xuất từ đồng bằng lên miền ngược. Căng nhất hiện nay là nước phục vụ sinh hoạt, mà đặc biệt là địa bàn TP Đông Hà và lân cận.

Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị kiểm tra công tác chống hạn.

Sông Vĩnh Phước, nguồn cấp nước cho hơn 30 ngàn hộ dân TP Đông Hà và nhiều xã thuộc H.Triệu Phong, Cam Lộ rơi vào cạn kiệt từ cuối tháng 6-2020. Chính vì thế, để kịp thời bổ sung nguồn nước, từ ngày 7-7, hồ chứa nước Ái Tử đã xả xuống sông Vĩnh Phước để tạo nguồn cấp nước sinh hoạt cho nhà máy nước Tân Lương với lưu lượng 20 ngàn m3/ngày, đêm. Tuy nhiên, mức bổ sung này vẫn không thấm vào đâu trước nắng hạn kéo dài.

Trước tình trạng trên, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị cũng đã chỉ đạo khẩn hồ Ái Tử tạm ngừng cấp nước cho sản xuất nông nghiệp từ ngày 11 đến ngày 14-7-2020, tập trung xả tạo nguồn cấp nước cho nhà máy nước Tân Lương với tổng lượng xả 160 ngàn m3 (bình quân mỗi ngày xả 53 ngàn m3/ngày, đêm). Sau thời điểm trên, hồ chứa nước Ái Tử tiếp tục dừng cấp nước tưới cho 549ha sản xuất nông nghiệp từ 14 đến 19-7-2020 để tập trung nước xả xuống sông Vĩnh Phước với lưu lượng 30 ngàn m3/ngày, đêm. Từ ngày 19-7 đến kết thúc vụ Hè – Thu, hồ Ái Tử tiếp tục xả xuống sông Vĩnh Phước duy trì lưu lượng 20 ngàn m3/ngày,đêm, đồng thời mở cấp nước cho sản xuất nông nghiệp. Hiện mực nước tại bể hút nhà máy Tân Lương đã tăng trên 25cm so với ngày 11-7-2020.

Nhiều trạm bơm đang “khát” nước.
Hồ chứa Ái Tử đang “gánh” giải hạn cho sông Vĩnh Phước nhưng lượng nước không hề dồi dào. Tính đến giữa tháng 7-2020, lượng nước ở hồ này chỉ còn khoảng trên 31% so với dung tích thiết kế. Mặc dù đã thực hiện quyết liệt các giải pháp chống hạn nhưng do nắng nóng kéo dài, lượng mưa quá ít nên nhiều hồ đập khác cũng rơi vào  mực nước thấp báo động như La Ngà (20,13%), Bảo Đài (20,82%), Triệu Thượng 1 (25,79%), Nghĩa Hy (29,02%), Kinh Môn (30,39%), Trúc Kinh (30,18%), Hà Thượng (37,08%)... Các sông ngòi cạn kiệt, trong đó mực nước sông Hiếu tại bể hút trạm bơm Cam Lộ xuống dưới cao trình +0,48m; sông Cánh Hòm tại đập ngăn mặn Xuân Hòa: -0,97m; tại đập ngăn mặn Mai Xá: -1,3m, thấp nhất 10 năm lại đây; Hói Sòng, Bến Lội, kênh tiêu Tân Bích, kênh tiêu Vĩnh Sơn không còn nước.

Diện tích sản xuất nông nghiệp bị hạn hán, thiếu nước đang tăng thêm. Tính đến thời điểm này, có hơn 4.100 ha diện tích bị ảnh hưởng, đặc biệt gần 2.000 ha diện tích hạn nặng không có nguồn nước tưới, trong đó chủ yếu dọc sông Cánh Hòm và thuộc diện vùng tưới của hồ Ái Tử và trạm bơm Vĩnh Phước. Hiện thời gian tưới vụ Hè – Thu 2020 đã được trên 65 ngày, lúa đã vào thời kỳ làm đòng, thời gian tưới còn lại từ nay đến kết thúc vụ chỉ còn hơn 30 ngày. Chính vì thế, việc triển khai các giải pháp cứu lúa lúc này vô cùng khẩn cấp.

Thủy lợi cũng “phơi bụng” giữa hạn hán
Trước tình hình này, Sở NN&PTNT cũng đề nghị UBND tỉnh bố trí kinh phí khoảng 1,6 tỷ đồng để kịp thời hỗ trợ các địa phương, đơn vị triển khai các biện pháp chống hạn. Bên cạnh đó, trình Chính Phủ, các bộ liên quan xin kinh phí chống hạn vụ hè thu 2020.
Hiện, Sở NN&PTNT tỉnh đã chỉ đạo Cty TNHH MTV quản lý, khai thác công trình thủy lợi tiếp tục triển khai đồng bộ các giải pháp chống hạn như tưới tiết kiệm, quản lý nước, điều tiết nước; tổ chức đặt bơm dã chiến, tận dụng tối đa các nguồn nước; tổ chức nạo vét kênh dẫn thượng lưu các cống đầu mối, lắp đặt các trạm bơm tận dụng dung tích chết các hồ, đập để chống hạn. Đối với hệ thống La Ngà, Sa Lung, tận dụng tối đa lượng nước quy hồi trong kênh tiêu Vĩnh Sơn để bơm bổ sung vào kênh N2 – 1, N2 – 3 và N2 – 5. Do lượng nước hồ Trúc Kinh, Hà Thượng, Kinh Môn không còn đủ để xả tạo nguồn xuống sông Cánh Hòm nên phải tiến hành rà soát, cân đối nguồn nước ở các hồ chứa để xả bổ sung, đắp chặn sông Cánh Hòm khoanh vùng bơm chống hạn.


Tác giả bài viết: Theo cadn.com.vn

Nguồn tin: kttvqg.gov.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn