15:28 EDT Chủ nhật, 06/10/2024

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 22


Hôm nayHôm nay : 2181

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 10610

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 14782445

Trang thông tin điện tử tỉnh Quảng Trị
Tổng cục thủy lợi
Chinh phu

Trang nhất » Thông tin tổng hợp » Văn bản pháp luật » QUYẾT ĐỊNH

Quyết định Số: 55/2004/QĐ-BNN

Thứ năm - 02/01/2014 03:50
QUYẾT ĐỊNH CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN SỐ 55/2004/QĐ-BNN NGÀY 1 THÁNG 11 NĂM 2004 BAN HÀNH QUY ĐỊNH VIỆC CẤP GIẤY PHÉP CHO CÁC HOẠT ĐỘNG TRONG PHẠM VI BẢO VỆ CÔNG TRÌNH THỦY LỢI
/uploads/news/2014_01/55_2004_qd-bnn_52574.doc
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
********
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
Số: 55/2004/QĐ-BNN Hà Nội, ngày 01 tháng 11 năm 2004
 
QUYẾT ĐỊNH
CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN SỐ 55/2004/QĐ-BNN NGÀY 1 THÁNG 11 NĂM 2004 BAN HÀNH QUY ĐỊNH VIỆC CẤP GIẤY PHÉP CHO CÁC HOẠT ĐỘNG TRONG PHẠM VI BẢO VỆ CÔNG TRÌNH THỦY LỢI
BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
Căn cứ Pháp lệnh Khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi số 32/2001/PL-UBTVQH ngày 04 tháng 4 năm 2001;
Căn cứ Nghị định số 86/2003/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Căn cứ Nghị định số 143/2003/NĐ-CP ngày 28 tháng 11 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi,
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Thủy lợi,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định việc cấp giấy phép cho các hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi:
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
Điều 3. Chánh văn phòng, Cục trưởng Cục Thủy lợi, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ và tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
 
  Phạm Hồng Giang
(Đã ký)
 

 
QUY ĐỊNH
VỀ VIỆC CẤP GIẤY PHÉP CHO CÁC HOẠT ĐỘNG TRONG PHẠM VI BẢO VỆ CÔNG TRÌNH THỦY LỢI
(Ban hành kèm theo Quyết định số 55/2004/QĐ-BNN ngày 01 tháng 11 năm 2004 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
Chương 1:
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Đối tượng và phạm vi áp dụng
Quy định này quy định về thẩm quyền và thủ tục cấp giấy phép cho các hoạt động của tổ chức, cá nhân trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi.
Các hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi khi tiến hành phải có giấy phép gồm:
1. Xây dựng công trình mới hoặc nâng cấp công trình đã có;
2. Khoan, đào điều tra, khảo sát địa chất; khoan, đào thăm dò, thi công công trình khai thác nước dưới đất; khoan, đào thăm dò, khai thác khoáng sản và khoan, đào thăm dò, khai thác vật liệu xây dựng;
3. Trồng cây lâu năm thuộc loại rễ ăn sâu trên 1m;
4. Khai thác các hoạt động du lịch, thể thao có mục đích kinh doanh; hoạt động nghiên cứu khoa học làm ảnh hưởng đến vận hành, an toàn công trình và các hoạt động kinh doanh, dịch vụ;
5. Các hoạt động giao thông vận tải của xe cơ giới trừ các trường hợp sau:
a) Các loại xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy, xe cơ giới dùng cho người tàn tật;
b) Xe cơ giới đi trên đường giao thông công cộng trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi;
c) Xe cơ giới đi qua công trình thủy lợi kết hợp đường giao thông công cộng có tải trọng, kích thước phù hợp với tiêu chuẩn thiết kế của công trình thủy lợi;
6. Xây dựng kho, bến, bãi bốc dỡ; tập kết nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, vật tư phương tiện;
7. Xây dựng chuồng trại chăn thả gia súc, nuôi trồng thủy sản;
8. Chôn phế thải, chất thải;
9. Nổ mìn và các hoạt động gây nổ không gây tác hại khác;
10. Xây dựng các công trình ngầm, bao gồm: đường ống dẫn dầu, cáp điện, cáp thông tin, đường ống cấp thoát nước.
Việc cấp giấy phép cho các hoạt động trong phạm vi bảo vệ đối với cống dưới đê tuân theo quy định của pháp luật về Đê điều
Điều 2. Căn cứ để cấp giấy phép
Việc cấp giấy phép đối với các hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi phải căn cứ:
1. Pháp lệnh Khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi và các quy định của pháp luật khác có liên quan;
2. Quy hoạch hệ thống công trình thủy lợi được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
3. Hồ sơ thiết kế và hiện trạng của công trình thủy lợi.
Điều 3. Thời hạn, gia hạn sử dụng giấy phép
1. Căn cứ tính chất của các hoạt động và đặc điểm của công trình thủy lợi, cơ quan cấp phép quyết định thời hạn của giấy phép.
2. Trong trường hợp thời hạn sử dụng giấy phép đã hết, cơ quan có thẩm quyền cấp phép có thể gia hạn sử dụng giấy phép. Mỗi lần gia hạn không được vượt quá thời hạn của giấy phép đã cấp.
3. Thời hạn sử dụng của giấy phép có thể bị thay đổi khi xảy ra tình huống đặc biệt cần phải hạn chế các hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi. Việc thay đổi thời hạn của giấy phép do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép thực hiện bằng văn bản, có nêu rõ lý do.
Điều 4. Điều chỉnh nội dung giấy phép
Trong thời hạn sử dụng giấy phép, tổ chức, cá nhân muốn thay đổi quy mô của các hoạt động phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 7 Quy định này.
Điều 5. Đình chỉ hiệu lực sử dụng của giấy phép
1. Giấy phép hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi bị đình chỉ hiệu lực trong các trường hợp sau:
a) Tổ chức, cá nhân không thực hiện đúng các quy định trong giấy phép được cấp
b) Các hoạt động gây hư hỏng hoặc ảnh hưởng đến việc vận hành của công trình thủy lợi;
c) Khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định đình chỉ hiệu lực của giấy phép vì lý do quốc phòng, an ninh hoặc vì lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng.
2. Việc dình chỉ hiệu lực sử dụng của giấy phép hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi phải được thực hiện bằng văn bản, có nêu rõ lý do.
3. Tùy từng trường hợp cụ thể cơ quan cấp phép quyết định thời gian đình chỉ hiệu lực của giấy phép. Trong thời gian giấy phép bị đình chỉ, tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép không có các quyền liên quan đến giấy phép.
4. Trường hợp các điều kiện đình chỉ hiệu lực sử dụng của giấy phép đã hết, cơ quan có thẩm quyền ra quyết định khôi phục hiệu lực của giấy phép (đối với trường hợp đình chỉ theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều này). Tổ chức, cá nhân có quyền làm đơn đề nghị khôi phục hiệu lực của giấy phép (đối với trường hợp đình chỉ theo quy định tại điểm a và b khoản 1 Điều này).
Điều 6. Thu hồi giấy phép
1. Việc thu hồi giấy phép hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi được áp dụng trong những trường hợp sau:
a) Giấy phép đã bị đình chỉ hiệu lực sử dụng 2 lần đối với trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 5 Quy định này;
b) Tổ chức, cá nhân tự ý chuyển nhượng giấy phép;
c) Tổ chức được cấp giấy phép bị giải thể hoặc bị Tòa án tuyên bố phá sản; cá nhân được cấp giấy phép bị chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị tuyên bố mất tích;
d) Giấy phép cấp không đúng thẩm quyền;
đ) Khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định thu hồi giấy phép vì lý do quốc phòng, an ninh hoặc vì lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng.
2. Việc thu hồi giấy phép hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi phải thực hiện bằng văn bản, có nêu rõ lý do.
Chương 2:
THẨM QUYỂN CẤP, GIA HẠN, ĐIỀU CHỈNH NỘI DUNG, ĐÌNH CHỈ, KHÔI PHỤC, THU HỒI GIẤY PHÉP CHO CÁC HOẠT ĐỘNG TRONG PHẠM VI BẢO VỆ CÔNG TRÌNH THỦY LỢI
Điều 7. Thẩm quyền cấp, gia hạn, điều chỉnh nội dung, đình chỉ, khôi phục, thu hồi giấy phép.
1. Đối với công trình thủy lợi quan trọng quốc gia, công trình thủy lợi thuộc dự án đầu tư do Thủ tướng Chính phủ quyết định và hồ chứa nước có dung tích từ 10.000.000 (mười triệu) m3 trở lên:
a) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp, gia hạn, điều chỉnh nội dung, đình chỉ, khôi phục và thu hồi giấy phép các hoạt động quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 4, khoản 9 và khoản 10 Điều 1 Quy định này;
b) Uỷ ban nhân dân tỉnh cấp, gia hạn, điều chỉnh nội dung, đình chỉ, khôi phục và thu hồi giấy phép các hoạt động quy định tại Điều 1 Quy định này trừ các hoạt động được cấp phép tại điểm a khoản 1 Điều này; trường hợp đối với hồ chứa có liên quan đến nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trước khi cấp giấy phép theo quy định tại khoản 2, khoản 3, khoản 5, khoản 6, khoản 7 và khoản 8 Điều 1 Quy định này thì phải được sự đồng ý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
2. Đối với các công trình thủy lợi khác.
Cơ quan quản lý nhà nước theo quy định tại khoản 2 Điều 22 Pháp lệnh Khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi năm 2001, tổ chức thực hiện phương án bảo vệ công trình thủy lợi nào thì cấp hoặc ủy quyền cấp, gia hạn, điều chỉnh nội dung, đình chỉ, khôi phục và thu hồi giấy phép đói với các hoạt động trong phạm vi bảo vệ của công trình thủy lợi đó.
Điều 8. Cơ quan tiếp nhận, thẩm định hồ sơ xin cấp giấy phép
1. Cục Thủy lợi là cơ quan giúp Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp nhận và thẩm định hồ sơ xin cấp giấy phép cho các hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi quy định tại điểm a khoản 1 và khoản 2 Điều 7 Quy định này.
2. Các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân cấp nào giúp Uỷ ban nhân cấp đó tiếp nhận và thẩm định hồ sơ xin cấp giấy phép cho các hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi quy định tại điểm b khoản 1 và khoản 2 Điều 7 Quy định này.
Chương 3:
THỦ TỤC CẤP, GIA HẠN, ĐIỀU CHỈNH NỘI DUNG GIẤY PHÉP CHO CÁC HOẠT ĐỘNG TRONG PHẠM VI BẢO VỆ CÔNG TRÌNH THỦY LỢI
Điều 9. Hồ sơ xin cấp giấy phép
Hồ sơ xin cấp giấy phép cho các hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi bao gồm:
1. Đơn xin cấp giấy phép hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi theo mẫu (Phụ lục I);
2. Tùy từng hoạt động cụ thể mà tổ chức, cá nhân xin phép phải có văn bản sau:
a) Hồ sơ kỹ thuật đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và các tài liệu liên quan khác đối với các hoạt động quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 6, khoản 7, khoản 8 và khoản 10 Điều 1 Quy định này;
b) Dự án đầu tư đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và các tài liệu liên quan khác đối với các hoạt động quy định tại khoản 4 Điều 1 Quy định này;
c) Chứng nhận về tải trọng, kích thước của xe cơ giới đối với các hoạt động quy định tại khoản 5 Điều 1 Quy định này;
d) Bản sao công chứng hộ chiếu nổ mìn và các tài liệu kỹ thuật liên quan đối với các hoạt động quy định tại khoản 9 Điều 1 Quy định này.
3. Sơ họa vị trí khu vực tiến hành các hoạt động xin phép;
4. Báo cáo đánh giá ảnh hưởng của hoạt động đến việc vận hành và an toàn của công trình thủy lợi;
5. Văn bản thỏa thuận với tổ chức, cá nhân trực tiếp quản lý khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi;
6. Văn bản thỏa thuận về sử dụng đất lâu dài hoặc có thời hạn với chủ sử dụng đất hợp pháp;
7. Báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với các hoạt động phải đánh giá tác động môi trường theo quy định của pháp luật.
Điều 10. Trình tự cấp giấy phép
1. Tổ chức, cá nhân xin cấp giấy phép cho các hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi nộp hồ sơ tại cơ quan tiếp nhận hồ sơ theo quy định tại Điều 8 của Quy định này.
2. Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kề từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm xem xét, kiểm tra hồ sơ; trường hợp hồ sơ không hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo cho tổ chức, cá nhân xin phép để hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định.
3. Trong thời hạn 30 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm thẩm định hồ sơ, kiểm tra thực tế hiện trường khi cần thiết, nếu đủ điều kiện để cấp phép thì trình cấp có thẩm quyền cấp giấy phép; trường hợp không đủ điều kiện để cấp phép, cơ quan tiếp nhận trả lại hồ sơ cho tổ chức, cá nhân xin cấp phép và thông báo lý do không cấp phép.
Điều 11. Hồ sơ xin gia hạn, điều chỉnh nội dung giấy phép
Hồ sơ xin gia hạn, điều chỉnh nội dung giấy phép bao gồm:
1. Đơn xin gia hạn, điều chỉnh nội dung giấy phép hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi theo mẫu (Phụ lục II);
2. Bản sao giấy phép đã được cấp;
3. Hồ sơ thiết kế kỹ thuật bổ sung hoặc Dự án đầu tư bổ sung, phương án bảo đảm an toàn cho công trình đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt (đối với trường hợp xin điều chỉnh nội dung giấy phép);
4. Báo cáo việc thực hiện các quy định trong giấy phép đã được cấp; biên bản các lần vi phạm và hình thức xử phạt (nếu có);
5. Văn bản thỏa thuận với tổ chức, cá nhân trực tiếp quản lý khai thác và bảo Vệ công trình thủy lợi.
Điều 12. Trình tự xin gia hạn, điều chỉnh nội dung giấy phép
1. Tổ chức, cá nhân xin gia hạn, điều chỉnh nội dung giấy phép cho các hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi nộp hồ sơ tại cơ quan tiếp nhận hồ sơ theo quy định tại Điều 8 của Quy định này.
2. Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm xem xét, kiểm tra hồ sơ; trường hợp hồ sơ không hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo cho tổ chức, cá nhân xin phép để hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định.
3. Trong thời hạn 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm thẩm định hồ sơ, kiểm tra thực tế hiện trường khi cần thiết, nếu đủ điều kiện để gia hạn, điều chỉnh nội dung giấy phép thì trình cấp có thẩm quyền cấp gia hạn, điều chỉnh nội dung; trường hợp không đủ điều kiện gia hạn, điều chỉnh nội dung cơ quan tiếp nhận trả lại hồ sơ cho tổ chức, cá nhân xin cấp phép và thông báo lý do không gia hạn, điều chỉnh nội dung giấy phép.
Chương 4:
TRÁCH NHIỆM, QUVỀN HẠN CỦA CƠ QUAN CẤP PHÉP VÀ TỔ CHỨC, CÁ NHÂN ĐƯỢC CẤP GIẤY PHÉP CHO CÁC HOẠT ĐỘNG TRONG PHẠM VI BẢO VỆ CÔNG TRÌNH THỦY LỢI
Điều 13. Trách nhiệm và quyền hạn của cơ quan cấp phép
Cơ quan cấp giấy phép có trách nhiệm và quyền hạn sau:
1. Cấp, gia hạn, thay đổi thời hạn, điều chỉnh nội dung, đình chỉ, khôi phục và thu hồi giấy phép theo đúng thẩm quyền quy định tại Điều 7 của Quy định này.
2. Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện giấy phép của tổ chức, cá nhân được cấp phép.
Điều 14. Trách nhiệm, quyền hạn của cơ quan tiếp nhận và thẩm định hồ sơ
Cơ quan tiếp nhận và thẩm định hồ sơ có trách nhiệm, quyền hạn sau:
1. Tiếp nhận hồ sơ và hướng dẫn thủ tục xin cấp phép.
2. Yêu cầu tổ chức, cá nhân xin cấp giấy phép bổ sung hồ sơ theo quy định.
3. Thẩm định hồ sơ xin cấp giấy phép trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ra quyết định cấp phép.
4. Lưu trữ hồ sơ liên quan đến việc cấp giấy phép cho các hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình tthủy lợi.
5. Thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân xin phép, nêu rõ lý do trong trường hợp từ chối cấp, gia hạn, điều chỉnh nội dung giấy phép.
Điều 15. Quyền của tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép
Tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép cho các hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi có các quyền sau:
1. Được tiến hành các hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi tại vị trí, thời hạn, quy mô theo quy định của giấy phép.
2. Được Nhà nước bảo hộ quyền, lợi ích hợp pháp quy định trong giấy phép.
3. Được Nhà nước bồi thường thiệt hại trong trường hợp giấy phép bị thu hồi hoặc thay đổi thời hạn vì lý do quốc phòng, an ninh hoặc vì lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng theo quy định của pháp luật
4. Yêu cầu tổ chức, cá nhân gây thiệt hại phải bồi thường thiệt hại đối với lợi ích hợp pháp của mình về các hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi.
5. Đề nghị cơ quan cấp giấy phép gia hạn sử dụng, điều chỉnh nội dung giấy phép theo quy định.
6. Chuyển nhượng, cho thuê, để thừa kế, thế chấp, bảo lãnh bằng tài sản đầu tư vào các hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi theo quy định của pháp luật.
7. Khiếu nại, khởi kiện các hành vi vi phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình trong các hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi theo quy định của pháp luật.
Điều 16. Nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép
Tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép cho các hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi có các nghĩa vụ sau:
1. Chấp hành các quy định của Pháp lệnh Khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi và pháp luật khác có liên quan.
2. Chấp hành các quy định về vị trí, thời hạn, quy mô các hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi ghi trong giấy phép đã được cấp.
3. Thực hiện nghĩa vụ về tài chính theo quy định của pháp luật.
4. Khi tiến hành các hoạt động phải bảo đảm an toàn cho công trình thủy lợi, khắc phục ngay những sự cố và bồi thường thiệt hại do hoạt động của mình gây ra.
5. Không làm cản trở hoặc gây thiệt hại đến việc khai thác tổng hợp công trình thủy lợi.
6. Cung cấp đầy đủ, trung thực các dữ liệu, thông tin về các hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu. Tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân được cơ quan quản lý nhà nước cho phép thực hiện hoạt động nghiên cứu khoa học điều tra, khảo sát, đánh giá công trình thủy lợi tại khu vực được cấp phép của mình.
Chương 5:
KIỂM TRA, THANH TRA VÀ XỬ LÝ VI PHẠM
Điều 17. Kiểm tra, thanh tra
1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm kiểm tra, thanh tra việc thực hiện Quy định này trong phạm vi cả nước.
2. Uỷ ban nhân dân các cấp có trách nhiệm kiểm tra, thanh tra việc thực hiện Quy định này tại địa phương.
Điều 18. Xử lý vi phạm
Tổ chức, cá nhân vi phạm việc thực hiện giấy phép hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi tùy theo tính chất mức độ vi phạm sẽ bị xử phạt hành chính, truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Chương 6:
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 19. Tổ chức thực hiện trong thời hạn 6 tháng kể từ khi Quy định này có hiệu lực, tổ chức, cá nhân đang có các hoạt động quy định tại Điều 1 Quy định này phải hoàn thành việc xin cấp giấy phép cho hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét, giải quyết vướng mắc trong quá trình thực hiện và nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Quy định này khi cần thiết.
PHỤ LỤC I
Tên tổ chức, cá nhân CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 
ĐƠN XIN CẤP GIẤY PHÉP
HOẠT ĐỘNG TRONG PHẠM VI BẢO VỆ CÔNG TRÌNH THỦY LỢI
Kính gửi. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
          (Uỷ ban nhân dân tỉnh, huyện, xã...)
Tên tổ chức, cá nhân xin cấp giấy phép:
Địa chỉ:
Số điện thoại:................................. Số Fax:..............................................
Xin được cấp giấy phép cho các hoạt động trong phạm vi bảo vệ của công trình thủy lợi (tên hệ thống công trình thủy lợi) do (tên tổ chức, cá nhân đang quản lý khai thác công trình thủy lợi) quản lý với các nội dung sau:
- Tên các hoạt động: ..........................
- Vị trí của các hoạt động...................
- Thời hạn xin cấp phép....; từ... ngày... tháng.....năm, đến ngày... tháng... năm.....
Các tài liệu kèm theo:
1. Hồ sơ kỹ thuật và các tài liệu liên quan khác đối với các hoạt động quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 6, khoản 7, khoản 8 và khoản 10 Điều 1 quy định này;
2. Dự án đầu tư và các tài liệu liên quan khác đối với các hoạt động quy định tại khoản 4 Điều 1 Quy định này;
3. Chứng nhận về tải trọng, kích thước của xe cơ giới đối với các hoạt động quy định tại khoản 5 Điều 1 Quy định này;
4. Bản sao công chứng hộ chiếu nổ mìn và các tài liệu kỹ thuật liên quan đối với các hoạt động quy định tại khoản 9 Điều 1 Quy định này.
5. Sơ họa vị trí khu vực tiến hành các hoạt động xin phép;
6. Báo cáo đánh giá ảnh hưởng của hoạt động đến việc vận hành và an toàn của công trình thủy lợi;
7. Văn bản thỏa thuận với tổ chức, cá nhân trực tiếp quản lý khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi;
8. Văn bản thỏa thuận về sử dụng đất lâu dài hoặc có thời hạn với chủ sử dụng đất hợp pháp;
9. Báo cáo đánh giá tác động môi trường (đối với các hoạt động phải đánh giá tác động môi trường theo quy định của pháp luật).
Đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Uỷ ban nhân dân tỉnh, huyện, xã...) xem xét và cho phép (tên tổ chức, cá nhân xin cấp phép) thực hiện các hoạt động trên. Chúng tôi cam kết hoạt động đúng phạm vi được phép và tuân thủ các quy định của giấy phép.
Tổ chức, cá nhân xin cấp giấy phép
(Ký tên và đóng dấu hoặc ký, ghi rõ họ tên)
PHỤ LỤC II
Tên tổ chức, cá nhân CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

...., ngày.... tháng.... năm.....
 
ĐƠN XIN GIA HẠN
SỬ DỤNG (HOẶC ĐIỀU CHỈNH NỘI DUNG) GIẤY PHÉP HOẠT ĐỘNG TRONG PHẠM VI BẢO VỆ CÔNG TRÌNH THỦY LỢI
Kính gửi: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
          (Uỷ han nhân dân tỉnh, huyện, xã....)
Tên tổ chức, cá nhân xin gia hạn sử dụng điều chỉnh nội dung giấy phép:
Địa chỉ:
Số điện thoại:............................................ Số Fax: .................................
Đang tiến hành các hoạt động........ trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi tại vị trí theo giấy phép số.... ngày... tháng... năm... do (Tên cơ quan cấp phép); thời hạn sử dụng giấy phép từ..... đến.....
Đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Uỷ ban nhân dân tỉnh, huyện, xã...) xem xét và cho phép (tên tổ chức, cá nhân xin gia hạn, hoặc điều chỉnh nội dung giấy phép) được tiếp tục hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi với những nội dung sau:
- Tên các hoạt động xin gia hạn hoặc điều chỉnh nội dung:.........
- Vị trí của các hoạt động ............
- Thời hạn xin gia hạn...; từ.... ngày..: tháng... năm..., đến ngày... tháng... năm....
Các tài liệu kèm theo:
1. Bản sao giấy phép đã được cấp;
2. Hồ sơ thiết kế kỹ thuật bổ sung hoặc Dự án đầu tư bổ sung, phương án bảo đảm an toàn cho công trình đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt (đối với trường hợp xin điều chỉnh nội dung giấy phép);
3. Báo cáo việc thực hiện các quy định trong giấy phép đã được cấp; biên bản các lần vi phạm và hình thức xử phạt (nếu có);
4. Văn bản thỏa thuận với tổ chức, cá nhân trực tiếp quản lý khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi.
Đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Uỷ ban nhân dân tỉnh, huyện, xã) xem xét và cho phép (tên tổ chức, cá nhân xin cấp phép) gia hạn (hoặc điều chỉnh) thực hiện các hoạt động trên. Chúng tôi cam kết hoạt động đúng phạm vi được phép và tuân thủ các quy định của giấy phép.
Tổ chức, cá nhân xin cấp giấy phép
(Ký tên và đóng dấu hoặc ký, ghi rõ họ tên)
PHỤ LỤC  III
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
Số: ........./GP-BNN-TL
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Hà Nội, ngày.... tháng.... năm 200...
 
GIẤY PHÉP HOẠT ĐỘNG
TRONG PHẠM VI BẢO VỆ CÔNG TRÌNH THỦY LỢI
BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
Căn cứ Pháp lệnh Khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi ngày 04 tháng 4 năm 2001;
Căn cứ Nghị định số 143/2003/NĐ-CP ngày 28 tháng 11 năm 2003 của Chính phủ về việc quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi;
Căn cứ Nghị đinh số 86/2003/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Căn cứ Quyết định số...../2004/QĐ-BNN ngày...../...../2004 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quy định về việc cấp giấy phép cho các hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi;
Theo đề nghị của Cục trưởng cục Thủy lợi,

QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Cho phép (tổ chức/cá nhân) được tiến hành các hoạt động trong phạm vi bảo vệ của công trình thủy lợi.............. thuộc hệ thống thủy lợi......... như sau:
- Tên hoạt động:
- Phạm vi hoạt động:
- Thời gian hoạt động:
Thời hạn của giấy phép là...... năm, kể từ ngày........ tháng..... năm......... đến ngày... tháng..... năm........
Điều 2. (Tổ chức, cá nhân) phải thực hiện các quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều 15 và Điều 16 Quyết định số................ của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn quy định việc cấp giấy phép cho các hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi.
Điều 3. Cục Thủy lợi có trách nhiệm kiểm tra việc thực hiện Giấy phép này.
Bộ trưởng Bộ nông nghiệp
và phát triển nông thôn
(Ký tên, đóng dấu)
Nơi nhận:
- Như Điều 3,
- Tên tổ chức, cá nhân,
- UBND tỉnh,
- Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh.....
- Lưu VP.
PHỤ LỤC IV
Uỷ ban nhân dân
(Tỉnh, huyện, xã)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

....., ngày.... tháng.... năm 200...
 
GIẤY PHÉP HOẠT ĐỘNG
TRONG PHẠM VI BẢO VỆ CÔNG TRÌNH THỦY LỢI
ỦY BAN NHÂN DÂN (TỈNH, HUYỆN, XÃ)
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân (sửa đổi) ngày... tháng... năm...;
Căn cứ Pháp lệnh Khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi ngày 04 tháng 4 năm 2001;
Căn cứ Nghị đinh số 143/2003/NĐ-CP ngày 28 tháng 11 năm 2003 của Chính phủ về việc quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi;
Căn cứ Quyết định số ...../2004/QĐ-BNN-TL ngày ...../...../2004 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quy định về việc cấp giấy phép cho các hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi;
Theo đề nghị của.........................................................,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Cho phép (tổ chức/cá nhân) được tiến hành các hoạt động trong phạm vi bảo vệ của công trình thủy lợi................ thuộc hệ thống thủy lợi............... như sau:
- Tên hoạt động:
- Phạm vi hoạt động:
- Thời gian hoạt động:
Thời hạn..... năm, từ ngày..... tháng..... năm....... đến ngày..... tháng.... năm.....
Điều 2. (Tổ chức, cá nhân) phải thực hiện các quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều 15 và Điều 16 Quyết định số.................... của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn quy định việc cấp giấy phép cho các hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi.
Điều 3................ có trách nhiệm kiểm tra việc thực hiện Giấy phép này .
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN (TỈNH, HUYỆN, XÃ....)
(Ký tên, đóng dấu)
 
PHỤ LỤC  V
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
Số: ........./GP-BNN-TL
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Hà Nội, ngày.... tháng.... năm 200...
 
GIẤY PHÉP HOẠT ĐỘNG
TRONG PHẠM VI BẢO VỆ CÔNG TRÌNH THỦY LỢI
(Gia hạn giấy phép)
BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
Căn cứ Pháp lệnh Khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi ngày 04 tháng 4 năm 2001;
Căn cứ Nghị định số 143/2003/NĐ-CP ngày 28 tháng 11 năm 2003 của Chính phủ về việc quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi;
Căn cứ Nghị định số 86/2003[NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chúc của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Căn cứ Quyết định số....../2004/QĐ-BNN ngày ...../2004 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quy định về việc cấp giấy phép cho các hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Thủy lợi,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Gia hạn giấy phép hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi số ngày..... tháng..... năm đã cấp cho (tổ chức cá nhân) với thời gian gia hạn là.......năm, từ ngày..... tháng..... năm....... đến ngày.... tháng..... năm......
Điều 2. (Tổ chức, cá nhân) có trách nhiệm thực hiện các quy định trong giấy phép đã cấp.
Điều 3. Cục Thủy lợi có trách nhiệm kiểm tra việc thực hiện Giấy phép này.
BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP
VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
(Ký tên, đóng dấu)
Nơi nhận:
- Như Điều 3,
- Tên tổ chức, cá nhân,
- UBND tỉnh,
- Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh....
- Lưu VP. 
PHỤ LỤC VI
UỶ BAN NHÂN DÂN
(Tỉnh, huyện, xã...)
Số: ........./GP-UB
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

....., ngày.... tháng.... năm 200...
 
GIẤY PHÉP HOẠT ĐỘNG
TRONG PHẠM VI BẢO VỆ CÔNG TRÌNH THỬY LỢI
(Gia hạn giấy phép)
UỶ BAN NHÂN DÂN (TỈNH, HUYỆN, XÃ....)
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân (sửa đổi) ngày.......tháng..... năm.....;
Căn cứ Pháp lệnh Khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi ngày 04 tháng 4 năm 2001;
Căn cứ Nghị định số 143/2003/NĐ-CP ngày 28 tháng 11 năm 2003 của Chính phủ về việc quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi;
Căn cứ Quyết định số....../2004/QĐ-BNN ngày...../....../2004 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về việc giấy phép cho các hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi;
Theo đề nghị của......................................................................................,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Gia hạn giấy phép hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi số..... ngày...... tháng.... năm đã cấp cho (tổ chức/cá nhân) với thời gian gia hạn là.... năm, từ ngày..... tháng..... năm..... đến ngày..... tháng.... năm.......
Điều 2. (Tổ chức, cá nhân) có trách nhiệm thực hiện các quy định trong giấy phép đã cấp.
Điều 3................ có trách nhiệm kiểm tra việc thực hiện Giấy phép này .
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN (TỈNH, HUYỆN, XÃ....)
(Ký tên, đóng dấu)
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn