PHÂN CẤP QUẢN LÝ TƯỚI Ở ĐỊA PHƯƠNG: SỰ CẦN THIẾT PHẢI THỰC HIỆN CƠ CHẾ PHÂN CẤP QUẢN LÝ TƯỚI Ở CÁC HỆ THỐNG THỦY NÔNG TỈNH QUẢNG TRỊ

 

chế độ bao cấp dẫn đến chất lượng phục vụ của CTTL ngày càng xuống cấp. Ý thức rõ điều này, trên cơ sở các chính sách của Nhà nước, tỉnh Quảng Trị đang xâydựng ‘’Đề án phân cấp quản lý khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi’’ nhằm nâng cao hiệu quả quản lý khai thác công trình, từng bước xã hội hóa quản lý tưới.

Công ty TNHH MTV quản lý khai thác công trình Thủy lợi Quảng trị là doanh nghiệp nhà nước duy nhất trên địa bàn tỉnh được giao nhiệm vụ thực hiện quản lý khai thác vận hành công trình thuỷ lợi.

Quy mô các CTTL gồm: 12 hệ thống hồ chứa nước có tổng dung tích trên 250 triệu mét khối nước; 12 trạm bơm điện có tổng công suất lắp máy gần 1000 kw; 2 đập dâng có lưu lượng thiết kế (Q= 64 m3/s) và 666 km kênh mương để phục vụ tưới tiêu cho 28.600 ha đất sản xuất nông nghiệp và cấp nước sinh hoạt cho nhân dân 7 huyện thị và thành phố trên địa bàn tỉnh Quảng Trị.

Trong những năm qua Công ty đã đề ra nhiều giải pháp để nâng cao hiệu quả tưới tiêu, song công tác quản lý khai thác và bảo vệ các công trình thuỷ lợi vẫn còn vận hành theo hình thức cơ chế bao cấp. Thực tế cho thấy toàn bộ hệ thống công trình từ đầu mối đến mạng lưới các kênh chính, kênh cấp 1, cấp 2 Công ty đảm nhận. Các HTX nông nghiệp (Đơn vị dùng nước) chỉ quản lý, duy tu bảo dưỡng và vận hành phần kênh mương nội đồng. Chính vì vậy những bất cập trong việc quản lý khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi vẫn tồn tại và ngày càng có xu hướng phức tạp. Do người dân quan niệm bao cấp nhà nước phải phục vụ, dẫn đến thiếu ý thức trong việc sử dụng nguồn nước, bảo vệ công trình, thậm chí người dân còn trộm cắp trang thiết bị công trình để bán phế liệu… làm cho chất lượng phục vụ của các công trình thuỷ lợi ngày càng xuống cấp. Để khắc phục các bất cập trên cần phải thực hiện phân cấp quản lý và sử dụng công trình thuỷ lợi, nhằm tăng thêm quyền làm chủ, phát huy sự tham gia tích cực về quản lý khai thác công trình thuỷ lợi của nông dân ; Đồng thời tạo điều kiện để các công ty tập trung quản lý khai thác tốt hơn những hạng mục công trình có quy mô lớn, kỹ thuật phức tạp, nhằm khai thác tối đa năng lực của các hệ thống công trình, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu dùng nước cho sản xuất và dân sinh. Thực hiện phương châm này trong những năm qua nhà nước đã ban hành một số Nghị định, thông tư hướng dẫn nhằm tạo hành lang pháp lý để các địa phương có cơ sở triển khai thực hiện. Đặc biệt Thông tư 65/2009/TT – BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và PTNT hướng dẫn tổ chức hoạt động và phân cấp quản lý khai thác công trình thuỷ lợi đã nêu rõ:

– Về quy mô quản lý: ‘’Việc quản lý, vận hành và bảo vệ các công trình đầu mối lớn, công trình quan trọng, hệ thống kênh trục chính và các kênh nhánh có quy mô lớn, kỹ thuật vận hành phức tạp phải do doanh nghiệp có năng lực và kinh nghiệm trong quản lý, khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi thực hiện để bảo đảm vận hành công trình an toàn, hiệu quả’’. Điều này đồng nghĩa với việc những kênh nhánh có quy mô không lớn, kỹ thuật vận hành ít phức tạp được phép phân cấp cho các điạ phương đảm nhận công tác quản lý, khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi để bảo đảm vận hành công trình an toàn, hiệu quả.

– Về phạm vi quản lý: ‘‘Cống đầu kênh là công trình dẫn nước hoặc tiêu nước cho một diện tích hưởng lợi nhất định thuộc trách nhiệm quản lý của người hưởng lợi. Chi phí quản lý, vận hành, tu sửa và bảo vệ các công trình từ cống đầu kênh đến mặt ruộng do người hưởng lợi đóng góp (gọi tắt là phí dịch vụ thuỷ nông nội đồng) ’’.

Căn cứ Thông tư hướng dẫn trên và một số Nghị định có liên quan hiện tại các cơ quan quản lý Nhà nước đang xây dựng ‘’Đề án phân cấp quản lý khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi’’ áp dụng cho địa bàn tỉnh Quảng Trị, nhằm tạo dựng cơ sở pháp lý cho công tác phân cấp công trình theo chủ trương chung, đồng thời tạo sự chủ động cho địa phương trong việc xây dựng phương án khai thác sử dụng bảo vệ công trình trên địa bàn, phát huy hiệu quả công trình. Sau khi xây dựng hoàn chỉnh Đề án sẽ được trình UBND tỉnh phê duyệt và ra quyết định thi hành. Công ty TNHH MTV QLKTCTTL Quảng Trị có trách nhiệm thực thi một phần về hướng dẫn kỹ thuật vận hành, áp dụng các biện pháp tưới tiêu khoa học và các nội dung công việc duy tu, bảo dưỡng công trình cho cán bộ, nhân dân các HTX nông nghiệp trong vùng hưởng lợi.

Để có thể thực hiện thành công Đề án, rất cần thiết có sự ủng hộ của các cấp chính quyền và nhân dân vùng hưởng lợi, phối hợp với Công ty trong thực hiện chính sách của Nhà nước về xã hội hoá công tác quản lý khai thác công trình thuỷ lợi, cũng như từng bước thực hiện lộ trình cải tiến và hiện đại hoá các hệ thống thủy lợi, với mục tiêu chuyển đổi mô hình ‘‘Quản lý nước theo khả năng cung cấp’’ thành mô hình ‘‘Quản lý nước theo nhu cầu’’ có sự tham gia của các hộ dùng nước./.

 


Tác giả bài viết: website Sở NN&PTNT Quảng Trị (Minh Tuyến sưu tầm).