20:54 EDT Thứ bảy, 14/09/2024

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 13


Hôm nayHôm nay : 2101

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 62133

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 14769898

Tổng cục thủy lợi
Trang thông tin điện tử tỉnh Quảng Trị
Chinh phu

Trang nhất » Thông tin tổng hợp » Công bố thông tin doanh nghiệp » CÔNG BỐ THÔNG TIN DOANH NGHIỆP NĂM 2018

KẾ HOẠCH SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NĂM 2018

Thứ ba - 13/03/2018 22:06
Tải file: /uploads/news/2018_03/ke-hoach-san-xuat-kinh-doanh-va-dau-tu-phat-trien-nam-2018.doc

CTY TNHH MỘT THÀNH VIÊN
QLKTCTTL QUẢNG TRỊ
Mã số thuế: 3200198514
     Số:           /C.ty
  CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 
 
 

Quảng Trị, ngày      tháng 3  năm 2018
 
 
KẾ HOẠCH
SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NĂM 2018
(Kèm theo Quyết định số 3701/QĐ-UBND ngày 29/12/2018 của UBND tỉnh Quảng Trị)
 
I. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NĂM 2017:
1, Tình hình thực hiện kế hoạch tưới tiêu:
 Kết thúc mùa mưa 2016, mực nước và dung tích các hồ tích được để phục vụ tưới năm 2017 đạt trên 95% nên phục vụ tưới năm 2017 gặp nhiều thuận lợi trong vụ Đông Xuân và vụ Hè Thu. Do ảnh hưởng biến đổi khí hậu và diễn biến thời tiết phức tạp không thể chủ quan trong điều tiết sử dụng nguồn nước nhằm đảm bảo phục vụ sản xuất các địa phương.
Tình hình thực hiện tưới vụ Đông Xuân 2016 - 2017:
Công ty đã xây dựng kế hoạch sát sao, phù hợp, chỉ đạo kịp thời, thấu đáo, tổ chức thực hiện quy trình đồng bộ các giải pháp tưới tiêu nên vụ Đông – Xuân đạt được so với kế hoạch.
Diện tích tưới vụ Đông Xuân 2016 - 2017 đạt được 16.313,2 ha, vượt kế hoạch giao 34,2 ha, tăng so với Đông Xuân năm trước 26,6 ha; Đặc biệt trong vụ Đông Xuân Công ty cấp đủ nước cho các HTX gieo trồng theo kế hoạch nhưng lượng nước các hồ còn lại để phục vụ Hè thu còn đủ nước so với kế hoạch đề ra.
Tình hình thực hiện tưới vụ Hè thu 2017:
Nhờ vụ Đông xuân tiết kiệm được nước và thời tiết thuận lợi nên các hồ như Trúc Kinh, Kinh Môn, La Ngà, Ái Tử vẫn còn đủ nước để phục vụ tưới vụ Hè thu. Nhờ nguồn nước thuận lợi nên nhiều HTX đăng ký mở rộng diện tích một số vùng mà các năm trước không tưới được, tăng so với kế hoạch 122,5 ha. Kết quả của cả năm thực hiện tăng 156,7ha.
           Kết quả phục vụ của Công ty trong năm 2017  như sau:
Chỉ tiêu Đ. vị Thực hiện năm 2016 K. hoạch giao 2017 Thực hiện năm 2017 Tỷ lệ thực hiện 2017 so với kế hoạch 2017 (%)
1, Diện tích phục vụ ha 31.946,0 31.930,4 32.087,1 100,5%
- Tưới lúa ha 31.299,7 31.284,1 31.447,3 100,5%
- Tưới rau màu ha 333,2 333,2 325,9 97,8%
- Cấp nước nuôi thủy sản ha 313,1 313,1 313,9 100,3%
2, Tình hình quản lý và đầu tư nâng cấp công trình thuỷ lợi:
* Công tác quản lý, duy tu:
Công ty đã phân đoạn công trình cho công nhân quản lý cụ thể, chặt chẽ; việc duy tu, bảo dưỡng công trình và máy móc thiết bị được thực hiện theo định kỳ 6 tháng 1 lần, đảm bảo công trình an toàn vận hành tốt. Tình trạng nhân dân lấn chiếm hành lang công trình để sản xuât; cuốc phá kênh để lấy nước có giảm.
* Công tác sửa chữa thường xuyên:
 Do nguồn thu có hạn nên kinh phí SCTX năm 2017 được duyệt là 136 triệu, mặc dù không có đủ nguồn để bố trí, nhưng Công ty vẫn phải cho các Xí nghiệp sửa chữa những hạng mục cần thiết đảm bảo công trình thông thoáng để dẫn nước phục vụ sản xuất. Kinh phí sửa chữa công trình Công ty đã thực hiện 2,6 tỷ đồng và hiện chưa có kinh phí để chi trả.
* Công tác sửa chữa lớn:
Do nguồn thu hạn chế nên không có kinh phí sửa chữa lớn; hiện tại có nhiều hạng mục công trình hư hỏng, xuống cấp nhưng không có kinh phí sửa chữa
* Công tác Phòng chống lụt bão:
Trước mùa mưa lũ Công ty đã chỉ đạo các Xí nghiệp kiểm tra hiện trạng công trình và lập phương án PCLB cho các hồ đập; Mua bổ sung vật tư PCLB cho các điểm xung yếu đầy đủ kịp thời; Triển khai phương án PCLB đến các địa phương để phối hợp cùng tham gia phòng chống. Đến nay công tác PCLB được chuẩn bị đầy đủ.Các Xí nghiệp đã phân đoạn công trình cho công nhân quản lý cụ thể, công nhân ý thức được nhiệm vụ của mình thường xuyên kiểm tra công trình nên hạn chế được tình trạng cuốc phá kênh mương. Việc bảo dưỡng máy móc thiết bị được các Xí nghiệp thực hiện theo định kỳ 6 tháng 1 lần đảm bảo công trình vận hành tốt.
           II. KẾ HOẠCH SẢN XUẤT VÀ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NĂM 2018:
1.     Kế hoạch sản xuất kinh doanh:
1.1, Kế hoạch phục vụ tưới tiêu:
Kết thúc mùa mưa 2017, mực nước và dung tích các hồ tích được để phục vụ tưới năm 2017 đạt trên 95% nên khả năng phục vụ tưới năm 2018 gặp nhiều thuận lợi trong vụ Đông Xuân nhưng vụ Hè Thu còn phụ thuộc vào điều kiện thời tiết. Với phương châm tiết kiệm không được chủ quan trong điều tiết sử dụng nguồn nước. Do đó Công ty phải chủ động xây dựng phương án trữ nước trong vụ Đông Xuân và phương án chống hạn cho vụ Hè Thu. Lập kế hoạch tưới cụ thể cho từng hồ đập, phấn đấu phục vụ tối đa cho sản xuất nông nghiệp.
Mục tiêu phấn đấu diện tích tưới năm 2018 là: 32.042,2
- Vụ Đông Xuân phấn đấu tưới hết diện tích cho HTX gieo cấy: 16.295 ha.
           Trong đó: - Tưới cho lúa:              15.805,7 ha;
                            - Tưới rau màu:                 170,0 ha;
                            - Cấp nước nuôi thuỷ sản: 319,4 ha.
- Vụ Hè Thu phấn đấu tưới diện tích: 16.069,3 ha.
          1.2,  Kế hoạch  sản xuất kinh doanh khác:
- Cấp nước cho khu công nghiệp: Cấp nước cho khu công nghiệp quán Ngang và Nhà máy chế biến tinh bột sắn An Thái - Cam Lộ: 250.000.000 đồng;
- Dịch vụ khác:  50.000.000 đồng;
2.     Kế hoạch đầu tư phát triển:
2.1, Kế hoạch  quản lý công trình:
Nhiệm vụ của Công ty là quản lý chặt chẻ các hệ thống công trình được giao đảm bảo an toàn, ổn định để phục vụ tưới tiêu nên cần tăng cường kiểm tra việc quản lý của các Cụm, tổ; Công nhân phải thường xuyên kiểm tra công trình theo quy định, kịp thời phát hiện các sự cố để xử lý hạn chế tổn thất nước, vỡ kênh làm gián đoạn phục vụ sản xuất nông nghiệp. Tổ chức kiểm tra công trình trước mùa mưa lũ; chủ động lập phương án PCLB cho các hồ đập và thực hiện trực PCLB, vận hành xã lũ đúng quy trình đảm bảo an toàn hồ đập.
2.2, Kế hoạch sửa chữa thường xuyên:
Bố trí đủ kinh phí để duy tu, sửa chữa nhỏ các hạng mục bị hư hỏng, xuống cấp trên tất cả các hệ thống nhằm đảm bảo công trình ổn định, thông thoáng dẫn nước tưới tốt. Kinh phí dự kiến 5,0 tỷ đồng.
2.3, Kế hoạch sửa chữa lớn:
Mặc dù không có kinh phí bố trí nhưng Công ty vẫn phải khảo sát, lập đồ án dự toán các hạng mục công trình hư hỏng nặng để tìm nguồn vốn sửa chữa nhằm duy trì năng lực công trình.  
2.4, Kế hoạch kiên cố hoá kênh mương:
Thực hiện kiên cố hoá kênh mương theo nguồn kinh phí được UBND tỉnh bố trí. Kinh phí đề xuất 7 tỷ đồng.
 
III. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN:
1. Giải pháp về tài chính:
 Năm 2017 nguồn thu của Công ty không đủ chi phí cho các hoạt động sản xuất, để đáp ứng được các kế hoạch trên Công ty cần thực hiện các giải pháp sau:
- Khai thác, mở rộng diện tích phục vụ để tăng doanh thu;
- Mở rộng khai thác tổng hợp như: Cấp nước cho Khu công nghiệp quán Ngang; Nhà máy chế biến tinh bột sắn Cam Lộ và Nhà máy chế biến tinh bột sắn  Hải Lăng; Cho thuê mặt hồ nuôi cá để tăng thêm doanh thu;
- Cân đối bố trí kinh phí cho các hoạt động hợp lý; tìm kiếm các nguồn vốn để hỗ trợ cho sửa chữa thường xuyên và sửa chửa lớn công trình;
- Áp dụng định mức kinh tế kỹ thuật để giao khoán các khoản chi phí cho cơ sở hợp lý nhằm tiết kiệm; cắt giảm một số khoản mục chi chưa cần thiết;
- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc chi tiêu của các cơ sở, thực hành tiết kiệm chống lảng phí trong hoạt động sản xuất. 
2. Giải pháp về sản xuất:
* Về quản lý công trình: Tập trung 5 giải pháp chủ yếu sau:
          a, Tăng cường công tác kiểm tra, quản lý công trình theo đúng quy định đảm bảo an toàn hồ đập. Để làm tốt công tác này cần tập trung các giải pháp sau:
- Tiếp tục phân đoạn công trình giao cho công nhân quản lý cụ thể; tăng cường công tác kiểm tra giám sát việc thực hiện của các Cụm, tổ;
- Phối hợp với chính quyền địa phương giải toả các trường hợp vi phạm hành lang công trình và ngăn chặn tái lấn chiếm;
- Tổ chức kiểm tra công trình trước mùa mưa lũ, chủ động lập phương án PCLB cho các hồ đập;
- Mùa mưa lũ tổ chức trực PCLB tại các đầu mối hồ đập nghiêm túc, thực hiện tích nước và xã lũ đúng quy trình, quy phạm.
b, Đối với các công trình ngăn mặn giữ ngọt phải chú trọng trực theo dõi mực nước, tuân thủ nội quy vận hành đảm bảo tuyệt đối không để mặn xâm nhập, giữ được nước ngọt theo thiết kế để các đơn vị bơm.
c, Thực hiện sửa chữa thường xuyên trước lúc vào vụ, đảm bảo kênh mương thông thoáng dẫn nước tưới tốt.  Đặc biệt các trạm bơm phải có kế hoạch sửa chữa bảo dưỡng đảm bảo vận hành tốt, không để xảy ra tình trạng sửa chữa giữa vụ ảnh hưởng đến bơm tưới.
          d, Xây dựng kế hoạch sửa chữa nâng cấp các công trình bị hư hỏng, xuống cấp trình UBND tỉnh tìm nguồn đầu tư để đảm bảo công trình phục vụ tưới tiêu ổn định;
          e, Tiếp tục triển khai và thực hiện phương án bảo vệ công trình; Xây dựng quy chế phối hợp với các địa phương nhằm thực hiện tốt công tác bảo vệ,  đảm bảo công trình an toàn trong quá trình tưới tiêu phục vụ sản xuất.
* Về quản lý tưới tiêu: Tập trung 4 giải pháp chủ yếu sau:
          * Sử dụng các nguồn nước phải tiết kiệm, các Xí nghiệp phải lập kế hoạch điều tiết nước cho từng hệ thống cụ thể với tinh thần tưới tiết kiệm, không để xảy ra hạn vụ Hè Thu.
* Chủ động lập Phương án chống hạn cho các hệ thống, sẳn sàng đối phó khi có hạn hán xảy ra, cần chú trọng các giải pháp sau:
- Giải pháp công trình: Xây dựng trạm bơm giã chiến chống hạn; Nạo vét các kênh tiêu, hói tiêu; Đắp các đập giử nước tạo nguồn để bơm; Khoanh vùng cho các HTX có điều kiện bơm hỗ trợ cho hồ đập.
- Giải pháp phi công trình: Huy động CBCNV bám sát kênh mương để điều tiết tưới theo kế hoạch; Phối hợp chặt chẻ với chính quyền địa phương trong việc điều tiết phân phối nước, huy động sức dân tham gia chống hạn; Tăng cường kiểm tra các Xí nghiệp để hướng dẫn và chấn chỉnh những sai sót trong điều tiết; Hàng tháng phải cân đối lượng nước sử dụng của các hồ để có biện pháp điều chỉnh tưới cho tháng sau.
* Tăng cường áp dụng các biện pháp tưới tiêu khoa học tiết kiệm nước để mở rộng diện tích tưới và đáp ứng nhu cầu cấp nước cho khu công nghiệp.
          * Tăng cường công tác quản lý diện tích tưới: Công nhân thuỷ nông phải bám sát địa bàn, nắm chắc diện tích của các HTX để phục vụ; tiếp tục điều tra diện tích tưới của các HTX, nhất là các HTX có diện tích tạo nguồn nhằm khai thác hết  diện tích thực tưới của Công ty.
3. Giải pháp về nguồn nhân lực:
- Tăng cường cho cán bộ dự các lớp tập huấn chuyên môn nghiệp vụ của ngành tổ chức nhằm tiếp cận và ứng dụng được các tiến bộ khoa học công nghệ mới; hàng năm bồi dưỡng, nâng cao tay nghề cho công nhân. 
- Tìm nguồn vốn để tổ chức tập huấn, đào tạo nâng cao năng lực cho các Tổ chức dùng nước trong hệ thống.  
- Xây dựng phương án giao khoán quỹ tiền lương gắn với năng suất lao động, diện tích phục vụ cho các đơn vị nhằm nêu cao tinh thần trách nhiệm của mọi người.
4. Giải pháp về quản lý và điều hành:
- Sửa đổi, bổ sung hoàn thiện hệ thống nội quy, quy chế theo Điều lệ mới phù hợp với điều kiện sản xuất nhằm đưa hoạt động của công ty ngày càng hiệu quả hơn;
- Quản lý điều hành phải bám sát nhiệm vụ được giao; phải tuân thủ sự chỉ đạo của cấp trên; phải dự báo được tình hình để có phương án điều hành hợp lý;
          - Các Xí nghiệp thành viên phải duy trì chế độ trực báo định kỳ đều đặn để nắm tình hình và triển khai nhiệm vụ;
- Các Phòng phải làm tốt chức năng tham mưu, phải sâu sát cơ sở nắm bắt thông tin đầy đủ chính xác, kịp thời giúp lãnh đạo điều hành sản xuất.
- Các Xí nghiệp, các Phòng phải tăng cường công tác kiểm tra, giám sát các cơ sở về việc thực hiện các chủ trương biện pháp đã đề ra;
- Tăng cường đôn đốc, hướng dẫn các cơ sở trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, kịp thời xử lý những vấn đề phát sinh nhanh và chính xác đảm bảo sản xuất ổn định, đặc biệt là trong công tác phòng chống thiên tai hạn hán và lũ lụt.
          IV. NHỮNG KHÓ KHĂN VƯỚNG MẮC VÀ KIẾN NGHỊ:
1. Những khó khăn vướng mắc:
Công ty là doanh nghiệp hoạt động công ích do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ; Vốn chủ sở hữu được UBND tỉnh giao quản lý chủ yếu là tài sản cố định (công trình thuỷ lợi). Nguồn thu của Công ty chủ yếu là kinh phí cấp bù do miễn thu thuỷ lợi phí. Nhưng do mức cấp bù theo Nghị định 67/2012/NĐ-CP của Chính phủ và theo Thông tư số 280/2016/TT-BTC ngày 14/11/2016 của Bộ Tài chính thấp nên doanh thu của Công ty vẫn không đủ trang trải các chi phí hoạt động, không có kinh phí để sửa chữa công trình, nhiều hạng mục hư hỏng không có kinh phí để sửa chữa.
Trong điều kiện hiện nay mức cấp bù TLP không tăng nhưng tiền lương, tiền điện và giá vật tư liên tục tăng nên hoạt động sản xuất của Công ty gặp nhiều khó khăn. Đặc biệt từ năm 2012 đến nay nguồn thu không đủ cân đối chi phí hoạt động sản xuất. Mọi chi phí cho hoạt động sản xuất của Công ty đều do nguồn cấp bù miễn thu TLP trang trải, chưa được ngân sách tỉnh trợ cấp, trợ giá theo các quy định của Nhà nước. Vì vậy kinh phí hoạt động của Doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, không chủ động được nên phải cắt giảm các khoản chi phí làm ảnh hưởng rất lớn đến quản lý vận hành công trình.
Công ty đã lập đơn giá sản phẩm tại thời điểm năm 2016 theo công văn số 1157/SNN-KHTC ngày 11/10/2016 của Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng Trị, Công văn số 4099/UBND-TM ngày 06/10/2016 của UBND tỉnh Quảng Trị và Công văn 12425/BTC-QLG ngày 07/9/2016 của Bộ Tài Chính nhưng đến nay Giá sản phẩm, dịch vụ thủy lợi vẫn không thay đổi so với Nghị định 67/2012/NĐ-CP ngày 10/9/2012 của Chính phủ và Thông tư số 280/2016/TT-BTC ngày 14/11/2016 của Bộ Tài chính. Vì gần 6 năm trở lại đây, giá sản phẩm dịch vụ thì không đổi nhưng các chi phí tiền lương, tiền điện tăng rất nhiều lần nên đơn vị không có đủ chi phí để trang trải và hoạt động. Công ty đã nhiều lần kiến nghị về trợ giá theo Nghị đinh 130/2013/NĐ-CP nhưng vẫn chưa thấy tỉnh hỗ trợ.
          Vụ Hè Thu năm 2016 do nguồn nước thiếu nên Công ty phải xây dựng phương án chống hạn, xây dựng thêm các trạm bơm, huy động đặt thêm bơm điện, bơm dầu cùng các HTX để tổ chức tưới đảm bảo diện tích. Cho đến nay kinh phí hỗ trợ chống hạn vụ Hè Thu năm 2016 vẫn chưa có hỗ trợ Công ty, hiện tại còn thiếu hơn 0,5 tỷ đồng.
Hàng năm Công ty đều xây dựng tính đúng và tính đủ kế hoạch sản xuất kinh doanh và kế hoạch tài chính nhưng do giá sản phẩm nhiều năm không đổi nên phần thu không đủ để trang trải chi phí. Khi thẩm định kế hoạch tài chính thì đơn vị quản lý chỉ thẩm định phần chi bằng phần thu, chỉ duyệt các khoản chi phí gói gọn trong tổng doanh thu nên hoạt động tài chính của Công ty gặp rất nhiều khó khăn, vì vậy các chi phí điện bơm không được đưa vào. Đặc biệt kinh phí SCTX chỉ được duyệt 136 triệu đồng, do chưa tìm được nguồn bố trí.
Theo kế hoạch tài chính được duyệt năm 2017 Công ty chưa được bố trí kinh phí cho sữa chữa thường xuyên và kinh phí trả tiền điện bơm. Nhưng do yêu cầu sản xuất nên Công ty vẫn phải thực hiện cụ thể như sau:
- Về SCTX: Công ty vẫn phải cho các Xí nghiệp sửa chữa các hạng mục cần thiết đảm bảo công trình thông thoáng để phục vụ tưới, đến nay đã thực hiện trên 2,6 tỷ đồng;
- Về chi phí tiền điện: Các trạm bơm điện của công ty hoạt động hết công suất để bơm tưới cho 5.442 ha và đã tiêu thụ 867.685 Kwh điện, thành tiền 1.601 triệu đồng.
 Hai khoản chi trên hiện tại Công ty chưa có kinh phí để chi trả.
2. Những kiến nghị:
Là doanh nghiệp hoạt động công ích phụ thuộc vào giá đầu vào (thuỷ lợi phí cấp bù). Hiện nay mức cấp bù còn thấp, chưa hợp lý nên doanh nghiệp thiếu kinh phí hoạt động. Công ty đề nghị UBND tỉnh kiến nghị Trung ương sớm điều chỉnh giá sản phẩm dịch vụ công ích thủy lợi;
Đề nghị UBND tỉnh quan tâm cân đối nguồn ngân sách cấp hỗ trợ giá cho đơn vị đủ kinh phí để hoạt động theo Nghị định 130/2013/NĐ-CP ngày 16/10/2013 của Chính phủ về sản xuất và cung ứng sản phẩm dịch vụ công ích. Cụ thể hàng năm khi Hội đồng thẩm định kế hoạch cho Công ty để trình UBND tỉnh phê duyệt phải tính đầy đủ các khoản chi phí hợp lý đảm bảo vận hành được hệ thống, nếu chi phí hợp lý lớn hơn doanh thu thì ngân sách tỉnh cấp hỗ trợ phần chênh lệch đó;
Chính quyền địa phương các huyện thị và cơ sở cần quan tâm phối hợp chặt chẽ với Công ty để sớm giải quyết tình trạng vi phạm hành lang trên các hệ thống công trình thủy lợi đúng theo quy định của pháp luật;
Hiện nay nhiều công trình do Công ty quản lý đang bị xuống cấp nên đề nghị hàng năm Tỉnh quan tâm cấp thêm kinh phí sửa chữa lớn cho Công ty từ 5 - 7 tỷ đồng để sửa chữa;
          Đề nghị UBND tỉnh ưu tiên kinh phí cho công tác kiên cố hoá kênh mương để đảm bảo tưới tiêu cho các địa phương được thuận lợi, giảm chi phí vận hành và tiết kiệm nước;
 CÁC CHỈ TIÊU CHỦ YẾU SẢN XUẤT KINH DOANH
VÀ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỄN NĂM 2018
TT Các chỉ tiêu ĐVT Kế hoạch
1 Chỉ tiêu sản xuất chính:
 (diện tích tưới tiêu)
Ha  32.042,2
  Tr. Đó: - Tưới lúa Ha 31.394,2
               - Tưới rau màu Ha 325,9
               - Cấp nước nuôi thuỷ sản Ha 322,1
              - Cấp nước cho C. nghiệp m3  220.000
2 Chỉ tiêu sản xuất K.Doanh khác    
  - Khai thác tổng hợp Tr. đồng  300
  - Thu hoạt động tài chính Tr. đồng 700
3 Tổng doanh thu Tr. đồng 37.304,3
  - Doanh thu sản xuất chính Tr. đồng 36.304,3
  - Doanh thu kinh doanh khác Tr. đồng 1.000,0
4 Lợi nhuận trước thuế
(của sản xuất K.Doanh khác)
Tr. đồng  
5 Nộp ngân sách
(của sản xuất K.Doanh khác)
Tr. đồng 0,6
6 Tổng chi phí Tr. đồng  
  - Chi phí sản xuất chính Tr. đồng 37.304,3
  - Chi sản xuất kinh doanh khác Tr. đồng  
7 Tổng vốn đầu tư phát triễn
 (đầu tư sửa chữa nâng cấp công trình thuỷ lợi)
Tr. đồng  Không có
 
      Nơi nhận:                                                         PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC PHỤ TRÁCH
-          UBND tỉnh;
-          Sở Kế hoạch đầu tư;
-          Sở Nông nghiệp &PTNT;
-          Lãnh đạo C.ty;
-         Lưu VT.                                                                  
Lê Văn Trường

Tác giả bài viết: Phòng Kinh tế Công ty

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thông báo - Giấy mời

LỊCH NGHĨ TẾT NGHĨ LỄ NĂM 2015

BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh Phúc ------------------ Số: 4724/TB-LĐTBXH Hà Nội, ngày 11 tháng 12 năm 2014  THÔNG BÁOVỀ VIỆC HOÁN ĐỔI NGÀY NGHỈ, NGÀY ĐI LÀM BÙ CÁC DỊP NGHỈ LỄ, TẾT NĂM 2015Thực hiện Nghị quyết số...

Đăng nhập thành viên

Bài hát thủy lợi