23:43 ICT Chủ nhật, 06/10/2024

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 7


Hôm nayHôm nay : 2162

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 9736

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 14781571

Chinh phu
Tổng cục thủy lợi
Trang thông tin điện tử tỉnh Quảng Trị

Trang nhất » Thông tin tổng hợp » Công trình

PHƯƠNG ÁN CHỐNG HẠN NĂM 2019

Thứ tư - 30/01/2019 07:53
TẢI FILE:  1. /uploads/news/2019_01/phuong-an-chong-han-nam-2019-ngay-8-01-2019.doc
2. /uploads/news/2019_01/phu-luc-06-kinh-phi-tien-dien-tang-them_4.doc
3. /uploads/news/2019_01/bang-phu-luc-04.xlsx
4. /uploads/news/2019_01/bang-phu-luc-03-va-05.xlsx
5. /uploads/news/2019_01/bang-phu-luc-01-va-02.xlsx
UBND TỈNH QUẢNG TRỊ
CÔNG TY TNHH MTV QLKTCT
THỦY LỢI QUẢNG TRỊ

Số: ....../PA-CTY

  CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
                   Độc lập - Tự do - Hạnh phúc


            Quảng Trị, ngày    tháng 01 năm 2019.
 
 

PHƯƠNG ÁN

CHỐNG HẠN NĂM 2019


Căn cứ Phương án số 5861/PA-UBND ngày 24 tháng 12 năm 2018 của UBND tỉnh về việc Tổ chức sản xuất nông nghiệp ứng phó với tình hình hạn hán, xâm nhập mặn năm 2019. Công ty TNHH MTV QLKT Công trình Thủy lợi Quảng Trị xây dựng phương án chống hạn năm 2019 như sau:
I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH:
1.Tình hình khí tượng thủy văn :
Công ty TNHH MTV QLKTCT Thủy Lợi Quảng Trị (Công ty) hiện đang quản lý 18 công trình hồ đập và 28 trạm bơm, 08 công trình ngăn mặn, có nhiệm vụ phục vụ tưới tiêu cho hơn 32.000  ha đất sản xuất nông nghiệp, ngoài ra còn cấp nước cho dân sinh. Năm 2018 lượng mưa  toàn khu vực Trung bộ hầu hết đều thiết hụt so với mức trung bình nhiều năm (TBNN).
Do mưa ít, nên sau khi kết thúc mùa mưa lũ năm 2018 mực nước của một số hồ đập lớn còn thấp. Tính đến ngày 09/01/2019 tổng dung tích các hồ đập mới trữ  mức bình quân đạt 84 % so với thiết kế. Hầu hết các hồ chứa lớn như hồ La Ngà, hồ Trúc Kinh, hồ Kinh Môn mới trữ đạt xấp xỉ 75% dung tích, thấp nhất là hồ La Ngà chỉ trữ đạt 64% dung tích thiết kế.
Theo thông tin của Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc gia, hiện tượng ENSO được dự báo sẽ chuyển sang trạng thái ElNino với xác suất trong khoảng 60-70% từ tháng 11/2018 đến những tháng đầu năm 2019. Theo đó  vụ Đông Xuân 2018-2019, lượng mưa trên toàn quốc phổ biến thấp hơn TBNN từ 10-30%, lượng dòng chảy sông, suối ở khu vực  Bắc Trung Bộ  thấp hơn từ 10-30%.  Nguy cơ xảy ra  hạn hán thiếu nước phục vụ nông nghiệp và dân sinh trong năm 2019 là rất cao             
 2. Tình hình lượng nước các hồ đập tính đến ngày 09/01/2019.
STT Tên hồ Cao trình (m) Dung tích hồ W(106m3) Tỷ lệ dung tích tại thời điểm so với dung thiết kế (%)
Mực nước thiết kế Mực nước tại thời điểm7h ngày 09/01
 
Ứng với mực nước thiết kế Ứng với Mực nước tại thời điểm7h ngày 09/01
(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7)
1 Triệu Thượng 1 15,60 15,59 4,11 4,10 100%
2 Triệu Thượng 2 10,80 10,83 4,34 4,34 100%
3 Ái Tử 18,10 18,10 15,27 15,27 100%
4 Trung Chỉ 16,92 16,92 1,95 1,95 100%
5 Khe Mây 9,15 9,15 1,85 1,85 100%
6 Nghĩa Hy 24,73 24,29 3,48 3,11 89%
7 Đá Mài 49,70 45,84 8,27 5,39 65%
8 Tân Kim 32,30 29,05 6,171 3,52 57%
9 Phú Dụng 26,772 26,80 0,495 0,495 100%
10 Trúc Kinh 19,70 18,25 39,20 31,37 80%
11 Hà Thượng 18,30 18,35 14,70 14,7 100%
12 Kinh Môn 18,50 17,40 21,80 17,26 79%
13 La Ngà 22,50 20,00 34,60 22,23 64%
14 Bảo Đài 19,05 18,92 25,50 25,01 98%
15 Bàu Nhum 17,00 17,00 6,81 6,81 100%
16 Nam Thạch Hãn 8,50 9,38      
17 Sa Lung 5,20 5,30      
Tổng cộng     188,55 157,50 84%
 
 
II. PHƯƠNG ÁN CHỐNG HẠN VỤ ĐÔNG XUÂN 2018 -2019
Qua tính toán cân đối nguồn nước hiện tại ở các hồ đập cho thấy vụ Đông Xuân các hồ đập đều đảm bảo đủ nước để tưới cho diện tích theo kế hoạch là: 16.346,7ha.
Tuy nhiên, nếu vụ Đông Xuân sử dụng hoàn toàn nước ở các hồ chứa để tưới, thì vụ Hè Thu các hồ chứa nước lớn như: Trúc Kinh, La Ngà, Kinh Môn, Đá Mài, Tân Kim sẽ không còn đủ nước để tưới. Vì vậy ngay từ đầu vụ Đông Xuân 2018-2019 cần phải có biện pháp quyết liệt để tiết kiệm tối đa nguồn nước tưới các hồ đập, ưu tiên sử dụng nước hồ để tưới cho giai đoạn cuối vụ Đông Xuân và dành nước để tưới cho vụ Hè Thu; nhằm giảm thiểu những thiệt hại do hạn hán gây ra, đảm bảo đủ nước tưới cho vụ Hè Thu theo kế hoạch. Công ty xây dựng phương án chống hạn vụ Đông Xuân với các giải pháp cụ thể như sau:
1. Tận dụng triệt để  các nguồn nước có sẳn trên đồng ruộng và nước hồi quy (như ao, đầm, kênh tiêu…) để tưới hổ trợ :
Trên tất cả hệ thống công trình, tại những  khu vực có nguồn nước nói trên, tổ chức cho các địa phương khoanh vùng, đặt máy bơm tưới hổ trợ vụ Đông Xuân. Nguồn nước tự chảy các hồ đập chỉ ưu tiên tưới cho các vùng không có nguồn bơm tát và tưới giai đoạn lúa làm đòng và trổ.
Diện tích dự kiến khoanh vùng bơm tưới hổ trợ vụ Đông Xuân của các hệ thống:
TT Hệ thống DT bơm chống
hạn (ha)
Thời gian bơm
(ngày)
Số máy bơm
1 Nam Thạch Hãn 773,5 100 108
2 Triệu Thượng 1,2 42.3 100 3
3 Ái Tử - Vĩnh Phước 236,8 100 24
4 Đá Mài + Tân Kim  + TB Cam Lộ 145,8 100 15
5 Trúc Kinh 158,1 100 24
6 Kinh Môn 155,0 100 17
7 La Ngà + Sa Lung 238,0 100 24
8 Bàu Nhum 30,0 100 3
9 Bảo Đài + Rú Lịnh 170,0 100 17
  Tổng cộng: 1.949,5   235
 
                         (Chi tiết có phụ lục 01 kèm theo)
2. Tận dụng tối đa công suất các trạm bơm điện của Công ty, để tưới tăng thêm diện tích bơm tưới vụ Đông Xuân:
Vụ Đông Xuân lượng nước đến của các sông suối tương đối dồi dào, như: sông Hiếu, sông Vĩnh Phước, sông Cánh Hòm, sông Vĩnh Định, sông Bến Tám, Hói Sòng, tăng cường sử dụng 27 trạm bơm điện để bơm tưới cho những khu vực gần khu tưới của các trạm bơm. Nhằm giảm bớt phần diện tích tưới tự chảy của các hồ đập để tiết kiệm nước tưới.
3. Tăng cường thực hiện các biện pháp tưới tiết kiệm:
- Tổ chức tưới luân phiên cho các kênh từ kênh  cấp 1 trở xuống, ngay sau khi kết thúc giai đoạn gieo sạ.
- Áp dụng chế độ tưới  nông lộ phơi, kết hợp cắt giảm các đợt tưới hợp lý để tiết kiệm nước. Ưu tiên nước để tưới cho giai đoạn lúa làm đồng và lúa trổ.
4. Các biện pháp khác:
 - Vận động nhân dân ngay từ đầu vụ Đông Xuân tích cực be bờ giữ nước trên ruộng để làm đất gieo cấy, hạn chế tối đã sử dụng nước các hồ để tưới làm đất. Quá trình tưới phải sử dụng nước có hiệu quả và tưới tiết kiệm hợp lý ngay từ đầu vụ; Chỉ đạo các Xí nghiệp, các cụm thường xuyên bám sát địa bàn tưới và kịp thời thông báo rộng rãi cho nhân dân trên địa bàn các huyện thị về tình hình nguồn nước các hồ đập, để tạo sự đồng thuận trong việc điều tiết phân phối nước có hiệu quả và tiết kiệm.
- Thường xuyên tổ chức ra quân làm thủy lợi như:
+ Tập trung nạo vét các sông hói, các cửa lấy nước đảm bảo dẫn nước thông suốt.
+ Đắp  chặn các kênh tiêu, các đập nội đồng để  tận dụng nước hồi quy cho các trạm bơm nhỏ lẻ hoạt động.
+ Thường xuyên tập trung nạo vét, vệ sinh các các kênh từ kênh chính đến kênh nội đồng để đảm bảo thông dòng chảy.
+ Đầu tư sửa chữa nâng cấp các tuyến kênh cấp1, cấp 2 xuống cấp trầm trọng, để giảm thất thoát nước  gây lãng phí nước.
- Tăng cường kiểm tra, quản lý chặt chẽ các đập ngăn mặn, không để nước mặn xâm nhập vào nội đồng; ngay từ đầu vụ Đông Xuân điều tiết giữ mực nước Sông Cánh hòm ở cao trình +0.4 m để trữ nước tạo nguồn cho các trạm bơm ven sông hoạt động.
- Phối hợp với ngành điện để ưu tiên điện cho công tác chống hạn có hiệu quả, tránh tình trạng cắt điện nhiều lần trong ngày.
- Phối hợp chặt chẽ với các địa phương chuẩn bị các phương tiện máy bơm, gàu, guồng… để  huy động bơm chống hạn.
- Tăng cường công tác kiểm tra để kịp thời điều chỉnh kế hoạch tưới cho phù hợp với diễn biến tình hình thời tiết.
- Đối với hệ thống Nam Thạch Hãn: Ngay sau khi mực nước đầu mối xuống thấp hơn cao trình 9,5 m tiến hành bơm đập cao su để trữ nước tưới. Giai đoạn cuối vụ tăng cường sử dụng các trạm bơm cuối nguồn để tưới hổ trợ cho kênh N1, N3 và N6. Lập kế hoạch sử dụng nước chi tiết cụ thể từng tuần, từng đợt tưới, đồng thời phải thường xuyên cập nhật diễn biến mực nước trên sông Thạch Hãn, sớm có dự báo lượng nước đầu mối chính xác, để kịp thời đề nghị Công ty Thủy điện Quảng Trị điều tiết xả nước bổ sung.
III. PHƯƠNG ÁN CHỐNG HẠN VỤ HÈ THU 2019
1. Dự kiến nguồn nước đầu vụ Hè Thu.
Với lượng nước hiện có của các hồ đập, kết hợp thực hiện đảm bảo toàn diện các giải pháp chống hạn Vụ Đông Xuân 2018-2019. Nếu trường hợp năm 2019 không có mưa lũ Tiểu Mãn thì lượng nước bổ sung cho các hồ đập không đáng kể. Qua tính toán cân đối nguồn nước dự kiến dung tích nước các hồ đập còn lại tại thời điểm đầu vụ Hè Thu như sau:
STT Tên hồ Cao trình (m) Dung tích hồ W(106m3) Tỷ lệ dung tích dự kiến tại thời điểm so với dung thiết kế (%)
Mực nước thiết kế Mực nước dự kiến tại thời điểm đầu vụ Hè Thu Ứng với mực nước thiết kế Ứng với mực nước dự kiến tại thời điểm Đầu vụ Hè Thu
(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7)
1 Triệu Thượng 1 15,6 14,31 4,11 2,98 73%
2 Triệu Thượng 2 10,8 9,55 4,34 3,13 72%
3 Ái Tử 18,1 15,81 15,27 9,55 63%
4 Trung Chỉ 16,92 16,92 1,95 1,95 100%
5 Khe Mây 9,15 8,45 1,85 1,43 77%
6 Nghĩa Hy 24,73 22,00 3,48 1,45 42%
7 Đá Mài 49,7 44,98  8,27 4,79 58%
8 Tân Kim 32,3 27,04 6,171 2,33 38%
9 Phú Dụng 26,77 25,4 0,495 0,31 63%
10 Trúc Kinh 19,7 14,58 39,2 16,17 41%
11 Hà Thượng 18,3 16,76 14,7 10,74 73%
12 Kinh Môn 18,5 14,70 21,8 9,66 44%
13 La Ngà 22,5 16,86 34,6 12,04 35%
14 Bảo Đài 19,05 17,07 25,5 16,36 64%
15 Bàu Nhum 17 15,71 6,81 5,26 77%
16 Nam Thạch Hãn 8,5        
17 Sa Lung 5,2        
 
2. Kế hoạch diện tích tưới vụ Hè Thu.
Theo kế hoạch được giao diện tích tưới vụ Hè Thu trong điều kiện thời tiết bình thường và các hồ đập trữ đạt mức thiết kế là : 16.239,8 ha.
Nhưng với lượng nước dự kiến còn lại như trên và trong bối cảnh mùa khô năm 2019 chịu tác động khô hạn của hiện tượng Elnino. Qua tính toán cân đối nguồn nước thì vụ Hè Thu năm 2019 sẽ có 4 hồ chứa bao gồm: La Ngà; Kinh Môn; Trúc Kinh; Nghĩa Hy không đủ nước để tưới cho toàn bộ diện tích vụ Hè Thu. Trong đó đặc biệt là hồ Nghĩa Hy không có nguồn nước để đặt bơm tưới hỗ trợ. Các hồ lớn như hồ Trúc Kinh, Kinh Môn và La Ngà khi thiếu nước tưới thì sẽ dẫn đến lượng nước hồi quy trên các hệ thống này sẽ không có. Như vậy vụ Hè Thu lượng nước hồi quy trên các kênh tiêu: Vĩnh Sơn (La Ngà); kênh tiêu Tân Bích (Kinh Môn); Hói Sòng (Trúc Kinh) và sông Cánh Hòm sẽ rất cạn kiệt, không đủ nguồn nước cho các trạm bơm hoạt động.
Trên cơ sở lượng nước dự kiến đầu vụ Hè Thu, kết hợp sử dụng các biện pháp hỗ trợ tưới chống hạn và tính toán cân đối mức tưới của các hệ thống hồ đập, Công ty lập kế hoạch diện tích tưới vụ Hè Thu 2019 như sau:
TT Hệ thống Tổng diện tích tưới  theo kế hoạch Tổng diện tích tưới đảm bảo theo nguồn nước dự kiến Trong đó Tổng diện tích thiếu nước phải chuyển đổi 
Tưới tự chảy Tưới bơm điện Tưới tạo nguồn
(ha) (ha) ( ha) ( ha ) (ha) (ha)
1 Nam Thạch Hãn 7585,9 7585,9 5121,7 870,5 1593,7  
2 Triệu Thượng 1 94,2 94,2 94,2      
3 Triệu Thượng 2 101,5 101,5 101,5      
4 Ái Tử +Vĩnh Phước+Trung Chỉ 949,4 949,3 547,3 127,9 274,1  
5 Khe Mây 35,8 35,8 35,8      
6 Nghĩa Hy 151,3 85,3 85,3   0 66,0
7 Trúc Kinh 1506,0 1289,6 829,2 174,1 286,3 216,4
8 Hà Thượng 1226,8 1226,8 487,2 386 353,6  
9 Đá Mài + Tân Kim + TB Cam Lộ 744,8 744,8 388,6 356,2 0  
10 Phú Dụng 22,1 22,1 22,1      
11 TB Mò Ó 70,3 70,3   70,3    
12 Kinh Môn 1450,9 944,4 610,0 158,0 176,4 506,5
13 La Ngà 1482,7 754,0 323,0 72,0   728,7
14 Sa Lung     359,0      
15 Bảo Đài + R.Linh 580,4 580,4 580,4      
16 Bàu Nhum 237,7 237,7 145,2 25,0 67,5 0
  Cộng 16.239,8 14.722,1 9.730,5 2.240,0 2.751,6 1.517,6
- Tổng diện tích theo kế hoạch:                   16.239,8 ha
- Tổng diện tích tưới đảm bảo:                    14.722,1 ha
- Diện tích thiếu nước tưới cần phải chuyển đổi cây trồng: 1.517,6 ha. Trong đó tập trung các huyện sau:
+ Huyện Vĩnh Linh thiếu nước tưới:           728,7 ha
+ Huyện Gio Linh thiếu nước tưới:             722,9 ha
+ Huyện Cam Lộ  thiếu nước tưới:               66,0 ha
Kết thúc tưới vụ Đông Xuân, căn cứ vào tình hình thực tế Công ty cùng các địa phương, HTX tổ chức họp thống nhất phương án tưới, khoanh vùng bơm chống hạn và chuyển đổi cây trồng cụ thể tại các đơn vị thiếu nước tưới vụ Hè Thu.
3. Các biện pháp chống hạn vụ Hè Thu.
Vụ Hè Thu trước mắt xác định có 4 hồ thiếu nước tưới. Những hồ đập còn lại tuy hiện nay đã trữ nước đạt dung tích thiết kế, nhưng do lượng mưa năm 2018 chỉ đạt 80% lượng mưa TBNN, nên các tháng mùa kiệt năm 2019 có nhiều khả năng lượng nước  đến rất hạn chế. Mặt khác nếu vụ Hè Thu thời tiết nắng hạn xảy ra căng thẳng kéo dài, nền nhiệt độ luôn ở mức cao, nắng nóng,  kết hợp gió Tây Nam thổi mạnh thì nguy cơ hạn hán sẽ ra ra trên diện rộng. Để chủ động cho công tác tưới vụ Hè Thu, nhằm giảm thiểu những thiệt hại do hán hạn gây ra, trên cơ sở đúc rút kinh nghiệm chống hạn trong những năm qua và tình hình hiện trạng công trình. Công ty xây dựng các giải pháp chống hạn vụ Hè Thu 2019 như sau :
3.1. Biện pháp điều tiết nước tưới hổ trợ  giữa các hệ thống công trình:
3.1.1. Đối với các hệ thống tưới kết hợp giữa hồ chứa và Trạm bơm:
 Lập kế hoạch phối hợp điều tiết tưới tối ưu giữa hồ chứa và trạm bơm, với phương châm tận dụng tối đa các nguồn nước để tưới. Giai đoạn đầu vụ tăng cường bơm tưới tối đa, nước các hồ chỉ ưu tiên tưới cho các vùng không tưới được trạm bơm, nước dành để tưới giai đoạn lúa làm đòng, lúa trổ và cuối vụ. Nhưng đồng thời phải tiết kiệm điện năng nhiên liệu các trạm bơm và cân đối đảm bảo kết thúc vụ Hè Thu sử dụng hết lượng nước của các hồ. Cụ thể:
- Hệ thống hồ Ái Tử + hồ Trung Chỉ + trạm bơm Vĩnh Phước;
Bên cạnh sử dụng nước hồ Ái Tử và Trung Chỉ, đầu vụ khi nước sông Vĩnh Phước còn dồi dào tăng cường bơm trạm bơm Vĩnh Phước để tưới hổ trợ cho diện tích vùng phía bắc sông Vĩnh Phước. Giai đoạn nước sông Vĩnh Phước cạn kiệt   nguồn nước trạm bơm Vĩnh Phước bị nhiễm mặn, lúc đó nước hồ Ái Tử + hồ Trung Chỉ tập trung tưới cho toàn bộ diện tích của Ái Tử và xả nước tạo nguồn cho sông Vĩnh Phước.
 - Hệ thống hồ Đá Mài + hồ Tân Kim + trạm bơm Cam Lộ.
Đầu vụ nước sông Hiếu còn dồi dào tăng cường bơm trạm bơm Cam Lộ và Hiếu Bắc để tưới hổ trợ cho diện tích của khu tưới trạm bơm Cam Lộ. Nước hồ Đá Mài + Tân Kim tưới cho diện tích xã Cam Tuyền và phối hợp điều tiết tưới  kênh chính, kênh N2 TB Cam Lộ. Giai đoạn nước sông Hiếu cạn kiệt và mặn xâm nhập sâu lên thượng nguồn sông Hiếu, nước trạm bơm Hiếu Bắc bị nhiễm mặn.  Khẩn trương đắp đập tạm sông Hiếu ( khi mực nước tại bể hút TB Cam Lộ xuống dưới cao trình 0.3m) ) và  trạm bơm Cam Lộ chỉ bơm tưới hổ trợ.  Lúc đó nước hồ Đá Mài + Tân Kim tập trung tưới cho toàn bộ diện tích của trạm bơm Cam Lộ và Hiếu Bắc.
3.1.2. Đối với hệ thống liên hồ - đập:
Thực hiện kế hoạch điều tiết tưới tối ưu giữa các hồ và đập dâng. Với phương châm tận dụng tối đa lượng nước hiện có của các hồ đập để bổ sung cho  nhau, hồ nước nhiều điều tiết bổ sung cho hồ ít nước. Cụ thể:
- Hệ thống : Hồ La Ngà + đập Sa Lung + hồ Bảo Đài:
Đập Sa Lung  tăng cường tưới cho toàn bộ diện tích kênh N1 và kết hợp xả nước tạo nguồn xuống sông Bến Tám. Trong thời gian đập Sa Lung mở nước tưới,   kết hợp xả nước từ hồ Bảo đài xuống đập Sa Lung để đảm bảo luôn cân bằng nước  cho đập Sa Lung và duy trì mực nước Sa Lung trong khoảng từ cao trình 5,2 – 5,6m. Nước hồ La Ngà chỉ tập trung tưới cho diện tích kênh N2.
Thời kỳ nước Sa Lung thấp hơn cao trình +5,2m thì mới tưới bổ sung nước từ hồ La Ngà cho kênh N1.
- Hồ Hà Thượng + Kinh Môn:
Giai đoạn nước đập Mụ Châu khô cạn, không đủ cho trạm bơm Kinh Môn bơm tưới, hồ Hà Thượng xả nước xuống sông Bến Sanh hoặc xả xuống kênh tiêu Tân Bích để tạo nguồn cho hệ thống Kinh Môn bơm tưới.
Sau khi kết thúc giai đoạn gieo sạ,  hồ Hà Thượng chủ động xả nước xuống sông Cánh Hòm để tạo nguồn bơm tưới cho các trạm bơm ven sông.
- Hệ thống Trúc Kinh - TB Cam Lộ
Thời kỳ nước Hói Sòng cạn kiệt, không đủ nước cho trạm bơm Đông Giang bơm tưới, tiến hành điều tiết nước từ hệ thống trạm bơm Cam Lộ để xả nước từ kênh N0-7 xuống bổ sung cho Hói Sòng
- Hệ thống Nam Thạch Hãn:
Đối với Hệ thống Nam Thạch Hãn, đây là công trình đập dâng, lưu lượng tưới phụ thuộc chủ yếu  vào lưu lượng cơ bản của sông Thạch Hãn và  nguồn nước bổ sung từ hồ thủy điện Rào Quán.  Do đó khi hạn hán kéo dài dẫn đến lượng dòng chảy trên sông Thạch Hãn bị cạn kiệt nguy cơ khả năng thiếu nước cuối vụ Hè Thu sẽ rất cao.
Để chủ động trong công tác chống hạn vụ Hè thu 2019, đối với Hệ thống Nam Thạch Hãn cần thực hiện đồng bộ các giải pháp như sau:
- Thực hiện biện pháp tưới luân phiên cho các kênh cấp 1, kênh vượt cấp  ngay sau khi kết thúc giai đoạn dặm  tỉa lúa, với thời gian từng phiên thay đổi linh hoạt: Giai đoạn đầu tưới 5 ngày đóng/5 ngày mở; giai đoạn sau 6 ngày đóng/6 ngày mở.
- Khi tưới luân phiên, quản lý chặt chẽ khẩu độ và thời gian tưới của các cống Cấp 1, cống Vượt cấp trên kênh Chính, theo đúng lịch đã phân, để đảm bảo tiết kiệm nước.
- Khi mực nước đầu mối xuống thấp, không lấy đủ lưu lượng theo yêu cầu. Lúc đó cần kịp thời bố trí các máy bơm để bơm tưới hổ trợ theo các cấp độ hạn sau:
+ Khi xảy ra hạn đến mức 1: mực nước Đầu mối xuống cao trình dưới 8,5m ¸ 8,0m, lưu lượng qua cống đầu mối : <13,5¸11,0 m3/s. Phối hợp với các HTX khoanh vùng  bơm hổ trợ chống hạn với phương châm: vùng nào có khả năng đặt máy bơm thì khoanh vùng cho bơm, không sử dụng nước Nam Thạch Hãn và ưu tiên tập trung nước tự chảy cho những vùng cao, xa không có nguồn bơm hổ trợ. Dự kiến diện tích khoanh vùng bơm  hổ trợ ở mức này là: 784 ha.
+ Khi hạn đến mức 2: mực nước Đầu mối xuống cao trình: < 8,0m ¸ 7,5m, lưu lượng qua cống  Đầu mối: <11,0¸10,5 m3/s, tiếp tục  phối hợp cùng các HTX  để triển khai phương án đắp chặn các đập tạm ở các kênh tiêu và hói nội đồng để giữ nước bơm chống hạn. Dự kiến diện tích khoanh vùng bơm ở mức này là 1.589 ha.
+  Khi hạn đến mức 3 : mực nước ở Đầu mối tiếp tục xuống dưới cao trình 7,5 m lưu lượng qua cống Đầu Mối là 9 - 7 m3/s: tiếp tục khoanh vùng để các HTX bơm hổ trợ chống hạn, tổ chức tưới luân phiên ngắn ngày và tiết kiệm nước tối đa để chống hạn. Lúc này trên kênh chính và kênh cấp 1 phải đặt một số máy bơm dầu lưu động để hổ trợ bơm vào các cống cấp 2 vì mực nước thấp không tưới tự chảy được. Dự kiến diện tích khoanh vùng ở mức này là 1.755 ha.
- Cống đập Việt Yên phải được quản lý chặt chẽ, tuyệt đối không cho nước mặn xâm nhập vào phía đồng, điều tiết đóng xả cống hợp lý, đảm bảo trử được lượng nước tối đa cho các máy bơm hoạt động chống hạn.
Bên cạnh sử biện pháp điều tiết nước tưới giữa các công trình, vụ Hè Thu căn cứ vào điều kiện của từng hệ thống công trình tiếp tục thực hiện toàn diện các biện pháp chống hạn như đã nêu trong vụ Đông Xuân
 Diện tích dự kiến khoanh vùng bơm tưới hổ trợ vụ Hè Thu của các hệ thống:
 
TT Hệ thống DT bơm chống
hạn (ha)
Thời gian bơm
(ngày)
Số máy bơm
1 Nam Thạch Hãn 1.755,0 100 174
2 Triệu Thượng 1,2 45,3 100 3
3 Ái Tử - Vĩnh Phước 250,8 100 24
4 Đá Mài + Tân Kim  + TB Cam Lộ 160,5 100 15
5 Trúc Kinh 176,5 100 24
6 Kinh Môn 175,0 100 17
7 La Ngà + Sa Lung 238,0 100 24
8 Bàu Nhum 36,0 100 3
9 Bảo Đài + Rú Lịnh 185,0 100 17
  Tổng cộng: 3022,0   301
 
( chi tiết có phụ lục 02 kèm theo)
*) Riêng đối với biện pháp công trình cần chú trọng thực hiện như sau:
- Tập trung nạo vét khơi thông các sông hói, các kênh dẫn, khơi thông các cửa lấy nước đảm bảo dẫn nước thông suốt cho các trạm bơm và các cống lấy nước đầu mối.
-. Đắp các đập nội đồng, đắp chặn các kênh tiêu, các khe suối để tận dụng nước hồi quy cho các trạm bơm nhỏ lẻ hoạt động và nâng cao mực nước ngầm trên đồng ruộng.
- Thường xuyên tổ chức ra quân làm thủy lợi như:  Tập trung tu bổ, nạo vét, vệ sinh kênh mương từ kênh chính đến kênh nội đồng để đảm bảo thông dòng chảy, giảm tổn thất nước.
- Lập kế hoạch sử dụng phần dung tích chết các hồ chứa, phục vụ công tác chống hạn cuối vụ Hè Thu.
 - Hiện nay có nhiều tuyến kênh mương tuy đã được kiên cố hóa, nhưng sau hơn 15 năm khai thác sử dụng, công trình xuống cấp, quá trình tưới nước  thẩm lậu, thấm, ngấm dọc kênh ngày càng tăng nên gây thất thoát và lảng phí nước đáng kể. Do đó để tiết kiệm nước cần phải được đầu tư nâng cấp kênh mương công trình phục vụ chống hạn trước mắt và lâu dài.
*)Về biện pháp phi công trình.
- Để rút ngắn thời gian tưới nhằm tiết kiêm nước, vận động các địa phương chỉ thực hiện gieo cấy các loại giống lúa ngắn và cực ngắn ngày.
-  Đối với các vùng không có nước tưới như  hệ thống Nghĩa Hy, Trúc Kinh, Kinh Môn, La Ngà. Vận động các địa phương thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng để tăng hiệu quả sản xuất.
IV. KHỐI LƯỢNG CÔNG TRÌNH CHỐNG HẠN
Để có điều kiện thực hiện có hiệu quả các giải pháp chống hạn năm 2019, cần phải đầu tư các công trình chống hạn, tổng hợp khối lượng như sau:
TT Hạng mục công trình Khối lượng nạo vét đào đắp chống hạn
(m3)
Ghi chú
I. Phần hổ trợ các địa phương thực hiện
1 Hệ thống Nam Thạch Hãn 18.700 Chi tiết có phụ lục 03 kèm theo
2 HT Ái Tử + Vĩnh Phước 1.700
3 HT Đái Mài + Tân Kim 1.500
4 HT Trúc Kinh 1.510
5 HT Hà Thượng 1.450
6 HT Kinh Môn 1.500
7 HT La Ngà + Sa Lung 2.250
8 HT Bảo Đài + Rú Lịnh 2.480
9 HT Bàu Nhum 1.200
II. Phần các công trình Công ty quản lý                                      
1 Nạo vét, đắp chặn các công trình để phục vụ chống hạn   Chi tiết có phụ lục 04 và phục lục 05 kèm theo
1.1 Nạo vét kênh dẫn thượng lưu cống lấy nước đầu mối các hồ đập 13.800
1.2 Nạo vét kênh dẫn và bể hút các trạm bơm do công ty quản lý. 5.000
1.3 Nạo vét kênh, kênh tiêu và sông Cánh hòm 60.000
1.4 Đắp chặn các đập ngăn nước 1.500
2 Sửa chữa các công trình, các trạm bơm hư hỏng xuống cấp để phục vụ chống hạn 48
hạng mục
3 Phần vệ sinh, nạo vét sửa chữa công trình kênh mương thường xuyên 142  tuyến kênh
 
V.  KINH PHÍ CHỐNG HẠN                    
TT Hạng mục Kinh phí
( 1000đ)
Ghi chú
1 Kinh phí hỗ trợ cho các HTX 17.819.000  
1.1 Bơm chống hạn 12.975.000 Phụ lục 06
1.2 Đắp đập, nạo vét chống hạn 4.844.000         Phụ lục 03
2 Kinh phí do Công ty thực hiện 31.278.000  
2.1 Nhân công trực điều tiết 2.500.000 Phụ lục 06
2.2 Bổ sung tiền điện chống hạn vượt định mức 1.463.000 Phụ lục 06
2.3 Nạo vét , đắp chặn  các công trình chống hạn 14.545.000 Phụ lục 04
2.4 Sửa chữa các công trình, các trạm bơm hư hỏng xuống cấp để phục vụ chống hạn 12.770.000 Phụ lục 05
Tổng cộng (1+2) làm tròn 49.097.000  
 
VI. KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT:
1. Để chủ động cho công tác triển khai  phương án chống hạn năm 2019 đảm bảo kịp thời hiệu quả. Kính đề nghị Sở Nông nghiệp & PTNT quan tâm xem xét  trình UBND tỉnh sớm bố trí kinh phí chống hạn ngay từ đầu vụ Đông Xuân 2018-2019, để Công ty chủ động trong việc triển khai nạo vét, đắp đập giữ nước và khoanh vùng bơm chống hạn kịp thời.
 2. Đề nghị UBND các huyện, thị xã, thành phố:
- Chỉ đạo các địa phương ngay từ đầu vụ Đông Xuân thực hiện be bờ giữ nước, để tận dụng nguồn nước sẳn có trên mặt ruộng để gieo sạ.
- Chỉ đạo các địa phương chuyển đổi diện tích thiếu nước tưới vụ Hè Thu sang cây trồng cạn để đảm bảo hiệu quả sản xuất
- Chỉ đạo nhân dân gieo cấy các giống lúa ngắn ngày để tiết kiệm nước tưới. Huy động mọi nguồn lực để tu sửa nạo vét kênh mương nội đồng đảm bảo thông thoáng; phối hợp chặt chẽ với các Xí nghiệp, Cum, tổ thủy nông trên các hệ thống triển khai phương án chống hạn đảm bảo phục vụ sản xuất.
- Chỉ đạo các địa phương sửa chữa máy móc thiết bị và các dụng cụ gàu, guồng để chủ động phối hợp với Công ty triển khai chống hạn có hiệu quả.
3. Để điều tiết giữ nước trong sông Cánh Hòm ở cao trình +0,4 nhằm trữ nước tạo nguồn cho các trạm bơm ven sông bơm tưới chống hạn. Đề nghị các địa phương có chân ruộng thấp dọc theo 2 bên sông Cánh Hòm không thực hiện gieo thẳng mà chuyển sang lúa cấy để khỏi bị ngập úng.
4. Đề nghị ngành Điện lực quan tâm sửa chữa hệ thống đường dây tải điện, hạn chế cắt điện các trạm bơm, đảm bảo cung cấp nguồn điện đầy đủ đáp ứng yêu cầu cho các trạm bơm hoạt động./.
Nơi nhận:                                   
- UBND tỉnh;
- Sở Nông nghiệp & PTNT;
- Chi cục Thủy lợi &PCLB;
- Các XN thủy nông trực thuộc;
- Lưu VT-KTh.
    TỔNG GIÁM ĐỐC
 
 
 
 
 
 
    Nguyễn Sinh Công
 
 

Tác giả bài viết: Phòng Kỹ thuật

Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn